Bạn sắp triển khai chiến dịch tiếp thị nhưng không biết lập kế hoạch Marketing? Tham khảo bài viết này để cùng chúng tôi tìm hiểu mẫu kế hoạch Marketing cụ thể gồm những nội dung nào, trình bày ra sao nhé!
Cách trình bày kế hoạch Marketing
Mọi hoạt động, chiến dịch Marketing đều cần có kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Với người lập kế hoạch, đây là cách họ quản lý công việc và là công cụ hỗ trợ thuyết trình, thuyết phục các cấp lãnh đạo.
Với các bộ phận phòng Marketing, mẫu kế hoạch Marketing cụ thể giúp họ hiểu rõ những yêu cầu, mục tiêu, các giai đoạn của chiến dịch, đồng thời biết được nhiệm vụ của mình là gì, phương thức đo lường hiệu quả và KPI ra sao.
Từ mục đích thiết lập mẫu kế hoạch Marketing cụ thể như trên, người lập kế hoạch nên chọn ra định dạng và cách trình bày trực quan, để mọi phòng ban đều dễ dàng theo dõi kế hoạch. Thông thường, kế hoạch Marketing được trình bày ở dạng bảng để sắp xếp và phân bổ nội dung một cách rõ ràng.
Mỗi phần nội dung cần được trình bày bằng 1 bảng, trong đó gồm những hạng mục chính và phần lí giải, hoặc bước triển khai từng hạng mục. Mẫu kế hoạch Marketing cụ thể được hình thành sau khi bạn đã tham khảo chiến lược tiếp thị của công ty và thực hiện các nghiên cứu, khảo sát. Vì vậy nội dung của kế hoạch phải là các mục tiêu, công việc, phương thức triển khai cụ thể phục vụ cho việc tổ chức hành động và thực hiện kế hoạch.
Mẫu kế hoạch Marketing cụ thể gồm những gì?
Dưới đây là những thành phần chính cần có trong một mẫu kế hoạch Marketing cụ thể cho chiến dịch tiếp thị.
Tổng quan chiến dịch
Phần tổng quan trình bày những mục tiêu và nội dung cơ bản của chiến dịch, giúp người đọc hiểu khái quát trước khi đi sâu vào phân tích từng phần nội dung và cách triển khai. Những nội dung ở phần này bao gồm:
- Thông tin cơ bản: Tên chiến dịch, team thực hiện, deadline
- Mục tiêu chiến dịch
- Kết quả cần đạt được
- Thông điệp của chương trình tiếp thị và những chương trình ưu đãi khác
- Chiến thuật: Chiến thuật triển khai content, hoạt động chính trong mỗi giai đoạn, các kênh triển khai,…
- Phương thức truyền thông, ngân sách dự trù
- Timeline cho từng hoạt động, từng giai đoạn của chiến dịch
Mục tiêu của chiến dịch
Trong mẫu kế hoạch Marketing cụ thể, cần trình bày mục tiêu chiến dịch một cách rõ ràng. Trong đó ngoài mục tiêu chung, còn nên đề cập đến những đích đến mà chiến dịch đạt được nếu triển khai thành công.
Ví dụ một chiến dịch Marketing có thể hướng đến tăng lưu lượng truy cập vào website. Theo đó kế hoạch cần đề rõ lượng truy cập này nên đến từ những kênh nào. Trong quá trình triển khai, tăng lượt truy cập sẽ ảnh hưởng đến việc đạt được một số mục tiêu phụ như tăng khả năng nhận diện, tăng lượt tương tác với khách hàng,…
KPI cụ thể, rõ ràng
Đưa ra phương thức đo lường cũng như KPI sẽ giúp bạn có công cụ đánh giá hiệu suất công việc, mức độ hiệu quả của chiến dịch. Điều này cũng hỗ trợ cho quá trình khảo sát và theo dõi các hoạt động chiến dịch từ đó có những điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy hiệu quả hoạt động tiếp thị.
Đây cũng sẽ là thang đo để bạn quản lý đội ngũ nhân viên, đồng thời dự trù ngân sách, phân bổ nguồn lực cho chiến dịch một cách hợp lý.
Xác định khách hàng mục tiêu
Trong mẫu kế hoạch Marketing cụ thể, khách hàng mục tiêu được xác định rõ ràng, người lập kế hoạch trình bày những đặc điểm và phác họa chân dung khách hàng nhằm giúp các bộ phận hiểu được chiến dịch của mình hướng đến ai, sản phẩm của mình phục vụ đối tượng nào.
Xác định khách hàng mục tiêu ảnh hưởng đến các hoạt động tiếp thị, gồm thời gian địa điểm và cách triển khai, kênh tiếp thị,…
Lựa chọn kênh triển khai
2 yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn kênh tiếp thị trong mẫu kế hoạch Marketing cụ thể là khách hàng mục tiêu và mục tiêu chiến dịch. Bên cạnh đó, cần xem xét tính liên kết và khả năng kết hợp của những kênh truyền thông nhằm thúc đẩy chiến dịch đạt hiệu quả tối đa.
Việc xác định kênh triển khai sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị, đồng thời dự trù ngân sách phù hợp.
Các hoạt động trong chiến dịch
Phần này trình bày cụ thể các hoạt động tiếp thị sẽ được thực hiện trong chiến dịch. Nếu một chiến dịch kéo dài với những hoạt động khác nhau, nên phân loại chúng theo từng giai đoạn của chiến dịch, hoặc mục đích, kênh triển khai,…
Mỗi hoạt động cần có Timeline và Deadline rõ ràng, kèm theo danh sách bộ phận đảm nhiệm, nhân sự tham gia, các công cụ cần thiết,…
Dự trù ngân sách
Dụ trù ngân sách là phần quan trọng của mẫu kế hoạch Marketing cụ thể. Phần này giúp ban lãnh đạo đánh giá được những hoạt động tiếp thị mang về hiệu quả doanh thu dự kiến như thế nào nhằm đưa ra khoản chi phù hợp.
Thông thường với các doanh nghiệp thuê dịch vụ Marketing Online trọn gói, phần dự trù kinh phí vô cùng quan trọng và cần được trình bày càng chi tiết càng tốt. Thêm vào đó, hai bên nên đề xuất các phương thức cũng như lộ trình thanh toán phù hợp.
Trên đây là những nội dung cơ bản không thể thiếu trong mẫu kế hoạch Marketing cụ thể. Theo dõi TMS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về chủ đề này nhé!
Xem thêm:
Top chiến lược Marketing bất động sản hiệu quả hậu Covid