Quy trình SEO tổng thể là điều mà nhiều doanh nghiệp và SEOer mới vào nghề thắc mắc. Thực tế có rất nhiều bài viết cung cấp thông tin cụ thể về khía cạnh này, tuy nhiên nếu bạn muốn khái quát các đầu mục công việc chính để dễ hình dung hơn, hãy tham khảo 7 bước trong quy trình SEO tổng thể dưới đây!
Vì sao cần xác định quy trình SEO tổng thể?
SEO website được hiểu là việc tối ưu hóa trang web để chúng “thân thiện” với các công cụ tìm kiếm (thường là Google), đáp ứng tiêu chí đánh giá cao của các công cụ này để được xếp hạng và hiển thị ở những thứ hạng cao. Đối với những ai chưa từng biết về SEO, chỉ khái niệm thôi cũng đủ khó hiểu, chứ đừng nói đến quy trình SEO tổng thể bài bản.
Quy trình SEO tổng thể là tập hợp những công việc mà SEOer sẽ làm để đưa website lên những thứ hạng cao. Bất cứ một dự án nhiều giai đoạn, công đoạn và tác vụ nào cũng cần có kế hoạch và quy trình bài bản để giữ cho chúng đi đúng hướng và đạt hiệu quả như mong đợi, SEO cũng vậy.
Với SEOer, hoạch định quy trình SEO tổng thể giúp họ kiểm soát được những đầu mục công việc chính, theo dõi và rà soát công việc cũng như hiệu suất, KPI. Với doanh nghiệp, hiểu cơ bản về quy trình SEO giúp họ biết được đối tác (Agency, SEO team) đang đảm nhiệm những gì, làm những gì với website của mình và có hiệu quả không.
Tóm lại, xác định các bước và giai đoạn trong SEO tổng thể là điều nên làm, cả SEOer và doanh nghiệp đều nên hiểu rõ quy trình và trao đổi với nhau trước khi bắt tay vào thực hiện.
Quy trình SEO tổng thể 7 bước
Mỗi Agency hay cá nhân SEOer đều có quy trình SEO tổng thể lí tưởng của mình. Tuy nhiên hầu hết trong các dự án SEO, họ sẽ lần lượt thực hiện 7 công việc quan trọng dưới đây:
Bước 1: Nghiên cứu bộ từ khóa
Nghiên cứu và xây dựng bộ từ khóa và bước đầu trong quy trình SEO tổng thể, cũng là nền móng cho một kế hoạch SEO đúng đắn và hiệu quả. Vì vậy nghiên cứu và lên danh sách keyword để SEO là việc vô cùng quan trọng.
Hiện nay có rất nhiều công cụ và phần mềm hỗ trợ người dùng nghiên cứu từ khóa. Thông thường SEOer sẽ đi theo các bước:
- Phân tích đề tài, những dịch vụ, sản phẩm chính mà doanh nghiệp muốn SEO
- Sử dụng Tools để tìm từ khóa của các nhóm dịch vụ này
- Nhóm từ khóa cùng mục đích tìm kiếm
- Tiếp tục dùng Tools để nghiên cứu từ khóa liên quan của các nhóm nhỏ
- Tiếp tục nhóm từ khóa
Như vậy danh sách từ khóa của dự án sẽ bao quát chủ đề mà khách hàng muốn SEO, vừa chi tiết vừa dễ triển khai content về sau.
Bước 2: Phân tích đối thủ cạnh tranh
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Phân tích đối thủ cũng là bước quan trọng trong quy trình SEO tổng thể, thường được thực hiện thủ công kết hợp với sự trợ giúp từ một số phần mềm đánh giá website khác.
Cách đơn giản nhất thường được dùng để phân tích đối thủ đó là tìm kiếm từ khóa (ở bước 1) trực tiếp trên công cụ tìm kiếm (tìm với Google nếu bạn SEO Google). Sau khi tìm từ khóa, hãy theo dõi và phân tích 10 kết quả tìm kiếm đầu tiên để xác định mức độ cạnh tranh từ khóa, xác định những đối thủ đang SEO tốt và thứ hạng của họ.
Bước 3: Tìm hiểu ý định tìm kiếm
Ý định tìm kiếm (Search Intent) là mục đích ẩn sau hành động tìm kiếm từ khóa của người dùng. Ví dụ nếu từ khóa là “xe đẩy trẻ em”, ý định tìm kiếm của người dùng có thể là để tìm hiểu về xe đẩy và các loại xe đẩy trẻ em. Song nếu từ khóa là “xe đẩy trẻ em ở Đà Nẵng”, người dùng có thể đang tìm kiếm địa điểm bán xe đẩy và có ý định mua hàng.
Dựa trên kỹ thuật phân tích ý định tìm kiếm, SEOer và người sản xuất content sẽ tạo ra nội dung đáp ứng đúng nhu cầu của người xem hơn.
Bước 4: Sáng tạo nội dung
Trong quy trình SEO tổng thể, sáng tạo nội dung được lên kế hoạch thực hiện sau khi bạn đã có danh sách từ khóa, hiểu về đối thủ và mục đích tìm kiếm từ khóa của người dùng Internet.
Trong trường hợp từ khóa mà bạn đang SEO có độ cạnh tranh khá cao, nội dung cho từ khóa đó phải vượt qua hàng chục thậm chí trăm nghìn bài viết để đến được tầm mắt người xem. Đó là lí do vì sao nên sáng tạo nội dung nổi bật và khác biệt. Tất nhiên trước hết nội dung đó phải “chuẩn SEO”, hay dễ hiểu hơn là thân thiện với bộ máy tìm kiếm để Google có thể hiểu và đánh giá tốt.
Cách tốt nhất để bài viết được nhiều người biết đến và được đánh giá cao là đảm bảo nội dung của nó nổi bật và vượt trội. Thêm tiêu đề hấp dẫn cũng là một thủ thuật giúp tăng lượt click chuột vào biết viết, song mấu chốt nội dung có chất lượng và khác biệt thì người xem mới ở lại trang lâu và tìm hiểu nhiều hơn về website.
Bước 5: Tối ưu Onpage
Những ai có tìm hiểu về SEO website hẳn từng nghe qua về Onpage và Offpage. Quy trình SEO tổng thể sẽ không hiệu quả nếu không có 2 yếu tố chủ chốt này.
Với tối ưu Onpage, những công việc chính mà SEOer cần thực hiện bao gồm:
- Tối ưu link nội bộ
- Tối ưu URL của web page
- Tối ưu từ khóa sao cho liên quan đến nội dung bài viết một cách mật thiết
- Tối ưu dữ liệu có cấu trúc
- …
Bước 6: Tối ưu Offpage
Sau khi tối ưu Onpage, hoàn thiện nội dung, SEOer sẽ đến với việc thúc đẩy website và khiến nó trở nên đáng tin cậy theo các tiêu chí đánh giá của Google. Để làm được việc này, cần cải thiện E-A-T (chuyên môn, thẩm quyền và độ đáng tin cậy) của website qua việc xây dựng backlink chất lượng. Đó cũng là nội dung chính của SEO Offpage.
Bạn có thể xây dựng backlink tương tự với đối thủ thông qua việc nghiên cứu website của họ với Ahrefs. Bên cạnh đó có thể trực tiếp gửi email mời hợp tác với các website khác để đặt link của website mình trên trang web của họ.
Bước 7: Duy trì hiệu quả
Bước cuối cùng của quy trình SEO tổng thể là cải thiện và duy trì hiệu quả SEO. Bạn nên tạo ra nội dung chất lượng, có giá trị, cập nhật nội dung một cách thường xuyên và theo dõi, kiểm tra tình trạng hoạt động của trang web để đảm bảo duy trì hiệu quả SEO.
Ngoài ra khi website đã bắt đầu có dấu hiệu leo hạng, hãy khiến trang web chất lượng hơn bằng việc xóa các bài viết không có giá trị, làm mới nội dung và điều chỉnh những bài viết trùng lặp.
Mỗi SEOer, mỗi team SEO hay Agency thường tạo ra quy trình SEO tổng thể riêng dựa trên kinh nghiệm, nhân sự và cách làm việc của họ. Tuy nhiên hầu hết các công ty SEO hiện nay đều đi theo quy trình SEO 7 bước cơ bản mà TMS vừa chia sẻ trên đây. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về công việc của SEOer trong một dự án SEO tổng thể.