Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp và đang triển khai chiến lược marketing cho doanh nghiệp của mình thì thuật ngữ “POP” chính là một phần quan trọng trong chiến lược ấy. Vậy vai trò của POP là gì trong marketing? Hãy để truyền thông TMS giúp bạn giải đáp trong bài viết này nhé!
Tổng quan về thuật ngữ POP trong marketing
Định nghĩa
Chúng ta hãy cùng bắt đầu đi tìm lời giải cho câu hỏi “Vai trò của POP là gì trong marketing?” bằng cách nắm được định nghĩa của thuật ngữ này.
POP hay Point of Purchase là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong kinh doanh và marketing để chỉ “điểm mua hàng” – một vị trí chiến lược được nhà bán hàng lựa chọn để làm nơi trưng bày sản phẩm, chẳng hạn như lối đi của cửa hàng tạp hóa hay dược quảng cáo trên tờ rơi.
Còn ở góc nhìn của khách hàng, POP là khu vực bao quanh điểm bán hàng và có nhiệm vụ cho họ thấy các hoạt động quảng bá sản phẩm, chương trình khuyến mãi,…Cũng như là nơi để khách hàng tiếp xúc trực tiếp với nhân viên bán hàng để tìm hiểu về sản phẩm và thực hiện các giao dịch mua bán.
Phân loại
Điểm mua hàng có 2 phân loại khác nhau và tại mỗi phân loại lại là câu trả lời cho thắc mắc “Vai trò của POP là gì trong marketing?”. Cụ thể như sau:
Điểm mua hàng offline
- Điểm mua hàng truyền thống: khách hàng sẽ cần tìm đến các chợ truyền thống, chợ đầu mối, bán sỉ, cửa hàng tạp hóa, hệ thống bán hàng lưu động, ki ốt, quầy sạp vỉa hè,…để mua loại hàng hóa mà mình cần.
- Điểm bán hàng hiện đại: bao gồm siêu thị, trung tâm thương mại; trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện lợi,…tại những nơi này có chất lượng dịch vụ tốt hơn và nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn.
Điểm bán hàng online
- Bao gồm các trang thương mại điện tử, mạng xã hội, website mua sắm,…
Tầm quan trọng của POP trong marketing
Với những khía cạnh của POP đã được chỉ ra ở phần trên, ta có thể thấy rằng POP đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu và thu hút thêm thật nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
Vậy vai trò chính xác của POP là gì trong marketing? Tìm hiểu ở phía bên dưới nhé!
Tạo điểm nhấn khác biệt trên thị trường
Trên thị trường kinh doanh rộng lớn và đầy khắc nghiệt, có rất nhiều đối thủ tung ra hàng loạt sản phẩm tương tự với sản phẩm của doanh nghiệp để cạnh tranh và giành giật khách hàng. Nếu không chạy theo chiến lược cạnh tranh về giá vì không muốn bị giảm lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể đầu tư cho POP để tạo điểm nhấn khác biệt trên thị trường.
Việc làm này vừa giúp sản phẩm của doanh nghiệp trở nên nổi bật và khác biệt với phần còn lại nhưng vẫn không mất đi bản sắc riêng của thương hiệu. Từ đó thu hút thêm khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu một cách hiệu quả, nhất là đối với mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, nước tăng lực,…
Thu hút thêm nhiều khách hàng
Vai trò của POP là gì trong marketing? Thể hiện rõ nhất ở đây chứ đâu! Vì như vừa đề cập, một điểm mua hàng được đầu tư chỉn chu và ấn tượng sẽ góp phần xây dựng hình ảnh cho sản phẩm và thương hiệu. Đặc biệt nếu kết hợp khéo léo với các chương trình khuyến mãi ngay tại POP thì khách hàng sẽ “nườm nượp” kéo đến, có thể một bộ phận trong số đó không quyết định mua hàng nhưng họ sẽ có sự nhận thức rõ ràng hơn về sản phẩm của thương hiệu.
Duy trì mối quan hệ và sự uy tín với khách hàng cũ
Nếu khách hàng cũ nhận thấy rằng doanh nghiệp của bạn vẫn đang hoạt động marketing một cách tích cực tại các POP, cũng như liên tục truyền tải thông điệp truyền thông và cập nhật những thông tin mới thì khách sẽ yên tâm hơn về chất lượng dịch vụ và sự uy tín của doanh nghiệp.
Để trong tương lai nếu có dự định thì khách sẽ tiếp tục quay lại mua sắm tại điểm bán hàng của doanh nghiệp.
Những yếu tố cần phải có của một POP
Nếu muốn xây dựng một điểm mua hàng chuyên nghiệp nhằm thu hút được nhiều khách hàng và bán hàng hiệu quả hơn, thì điểm mua hàng ấy cần phải có POSM (Point of Sale Materials) hay còn gọi là “Các vật dụng thiết kế tại điểm bán”.
Những vật dụng này được doanh nghiệp thiết kế để trưng bày tại điểm mua hàng, với mục đích cung cấp thông tin sản phẩm đến khách hàng, cũng như giúp điểm mua hàng trở nên đẹp mắt và thu hút nhiều khách hàng hơn. Cụ thể:
- Poster quảng cáo, bảng banner hoặc các standee, hanger: Cung cấp cho khách những thông tin đáng chú ý nhất về sản phẩm, chương trình khuyến mãi,…
- Tờ rơi, nhãn dán gắn lên từng sản phẩm, hộp đựng, tủ kệ: Để kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng.
- Hàng mẫu: Loại hàng này được doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng trải nghiệm miễn phí để khách có cảm nhận và đánh giá trực quan nhất về sản phẩm chính. Từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp các bạn trả lời câu hỏi “Vai trò của POP là gì trong marketing?”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhé!