Nếu bạn đang sở hữu một doanh nghiệp và đã bước đầu gây dựng được danh tiếng và uy tín sau nhiều năm hoạt động thì chắc chắn bạn muốn mở rộng, đa dạng hóa mô hình kinh doanh của mình đúng không nào? Vậy thì chiến lược mở rộng thương hiệu chính là một sự lựa chọn đúng đắn dành cho bạn. Cùng TMS khám phá chi tiết trong bài viết này nhé!
Chiến lược mở rộng thương hiệu là gì?
Hiểu một cách đơn giản, mở rộng thương hiệu (hay brand extension) là việc tận dụng danh tiếng sẵn có của thương hiệu để áp dụng cho những dòng sản phẩm mới nhằm tạo tiếng vang cho dòng sản phẩm ấy. Từ đó góp phần đa dạng hóa dịch vụ, xây dựng hình ảnh cho dòng sản phẩm và tăng nhanh doanh thu một cách hiệu quả.
Để làm được điều này, dòng sản phẩm mới và sản phẩm cũ đã gây dựng được danh tiếng phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Còn nếu không sẽ tạo ra tác dụng ngược và gây tổn hại cho thương hiệu mẹ.
Chiến lược mở rộng thương hiệu có những loại nào?
Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm liên quan
Trong các dòng sản phẩm của một doanh nghiệp thì bao giờ cũng có những sản phẩm cùng phân khúc và có liên quan đến thương hiệu mẹ dù soi xét kỹ thì chúng lại khác nhau trong một vài khía cạnh nào đó.
Và doanh nghiệp có thể dùng thương hiệu mẹ để áp cho những sản phẩm này để tạo nên tính nhất quán trong các chiến dịch truyền thông.
Ví dụ: Các dòng sản phẩm của trà Lipton dù khác nhau về thành phần nguyên liệu nhưng đều sử dụng thương hiệu Lipton (Lipton trà chanh, Lipton trà xanh, Lipton trà sữa,…)
Mở rộng thương hiệu cho dòng sản phẩm mới
Một loại chiến lược mở rộng thương hiệu giống với những gì đã được giới thiệu ở đầu bài đó là sử dụng thương hiệu sẵn có cho những dòng sản phẩm mới dù nó không liên quan đến những sản phẩm trước đó.
Ví dụ: Samsung nổi tiếng với những dòng điện thoại thông minh nhưng những sản phẩm mới của họ như máy hút bụi, máy lọc không khí cũng mang thương hiệu Samsung.
Dựa vào nhóm khách hàng có sẵn, mở rộng sản phẩm mới
Với loại chiến lược mở rộng thương hiệu này, doanh nghiệp sẽ dựa trên nhóm khách hàng chinh của mình để phát triển dòng sản phẩm mới có gắn thương hiệu chung và vẫn hướng đến nhóm khách hàng đó.
Ví dụ: Hãng giày Bitis gắn tên thương hiệu của mình với toàn bộ sản phẩm giày của họ, bất kể là giày Âu, giày thể thao hay giày học sinh.
Dựa vào lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp sử dụng chung thương hiệu mẹ cho tất cả sản phẩm của mình dù lĩnh vực của chúng không liên quan mấy với nhau.
Ví dụ: Xiaomi nổi tiếng là một công ty công nghệ “đa tài” khi họ cho ra đời rất nhiều dòng sản phẩm công nghệ ở nhiều lĩnh vực như điện thoại, máy tính, tivi, robot,…nhưng điểm chung là chúng đều mang thương hiệu mẹ trong tên gọi của mình.
Điểm mạnh và hạn chế của chiến lược mở rộng thương hiệu
Điểm mạnh
- Với những dòng sản phẩm mới, việc mang trong mình thương hiệu mẹ đã được gây dựng danh tiếng từ lâu sẽ giúp dòng sản phẩm ấy dễ dàng được khách hàng đón nhận hơn. Những sự rủi ro trong quá trình sử dụng sản phẩm cũng sẽ được hạn chế một cách đáng kể. Đặc biệt có được nguồn doanh số lớn ngay trong giai đoạn đầu mới mở bán.
- Bên cạnh đó, nhờ phủ sóng tên thương hiệu mẹ ở nhiều lĩnh vực khác nhau mà doanh nghiệp có thể tăng cường sự hiện diện của mình. Đồng thời tạo lợi thế cạnh tranh rõ rệt và hiệu quả với các đối thủ trên thị trường.
- Giảm đáng kể chi phí quảng cáo và marketing cho sản phẩm mới nhờ “dựa hơi” danh tiếng của thương hiệu mẹ.
Hạn chế
Dù mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhưng chiến lược mở rộng thương hiệu cũng tồn tại không ít rủi ro mà doanh nghiệp cần xem xét:
- Lạm dụng thương hiệu mẹ cho quá nhiều dòng sản phẩm khác nhau sẽ khiến khách hàng cảm thấy “bối rối” và không định hình chính xác dòng sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp. (Ví dụ khi nhắc đến Redbull thì ta sẽ nghĩ ngay đến hãng chuyên bán thức uống tăng lực, còn nhắc đến Samsung thì lại có quá nhiều dòng sản phẩm như TV, điện thoại, máy giặt,…)
- Đặc biệt, sự thất bại và thậm chí là tai tiếng của sản phẩm con sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín của thương hiệu mẹ, khiến doanh nghiệp phải tìm nhiều phương án để giải quyết hậu quả. Thậm chí là loại bỏ luôn dòng sản phẩm ấy để tránh rủi ro nặng nề hơn.
- Cũng vì sử dụng thương hiệu mẹ cho một quy mô sản phẩm rộng lớn nên doanh nghiệp cũng khó đáp ứng được hết nhu cầu chuyên biệt của khách hàng cho từng dòng sản phẩm. Tạo nên sự thiếu nhất quán trong cách xử lý vấn đề và khiến khách có ác cảm với chính thương hiệu mẹ.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giới thiệu đến các bạn những điều cần biết về chiến lược mở rộng thương hiệu đang được rất nhiều doanh nghiệp tin tưởng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chi tiết hơn nhé!