Trước khi bắt tay vào triển khai các hoạt động tiếp thị, mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng kế hoạch Marketing để đảm bảo hoạt động diễn ra hiệu quả như mong đợi. Dưới đây là các bước cơ bản nhất mà bạn cần làm để có được một bản kế hoạch Marketing, cùng Truyền thông TMS tham khảo nhé!
Kế hoạch Marketing vs Chiến lược Marketing
Trước khi tìm hiểu quy trình xây dựng kế hoạch Marketing, hãy phân biệt rõ ràng “kế hoạch Marketing” và “chiến lược Marketing”.
Chiến lược tiếp thị là hệ thống luận điểm và quyết định chỉ ra lợi thế cạnh tranh giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu Marketing. Kế hoạch Marketing gồm những hoạt động giúp doanh nghiệp thực thi chiến lược đó.
Vì sao bạn cần phân biệt 2 điều này? Bởi chúng ảnh hưởng đến cách bạn xây dựng kế hoạch Marketing. Xây dựng chiến lược tập trung vào nghiên cứu và đưa ra các nhận định có tính chiến thuật hơn. Trong khi đó để xây dựng kế hoạch tiếp thị, doanh nghiệp cần tìm hiểu trực tiếp các yếu tố liên quan đến sự thành bại của hoạt động tiếp thị.
Chiến lược mô tả lí do của việc tiếp thị, còn kế hoạch chỉ rõ thời gian, địa điểm, nội dung và công cụ thực hiện. Vì vậy xây dựng kế hoạch Marketing cần cụ thể, có đầy đủ cách triển khai và chỉ số đo lường mức độ hiệu quả.
Các bước xây dựng kế hoạch Marketing
Mỗi công ty có thể xây dựng kế hoạch Marketing theo cách riêng. Tuy nhiên vẫn có những bước chung cơ bản và không thể thiếu trong kế hoạch của họ. Đó là:
Xác định mục tiêu
Mục tiêu của kế hoạch tiếp thị cần được cụ thể hóa và tránh những mô tả chung chung. Bởi mục đích của việc xây dựng kế hoạch Marketing là thiết lập tiến trình cho công việc và các hoạt động tiếp thị, nên bạn phải chỉ rõ đâu là những đích đến phải đạt được sau khi kết thúc chiến dịch tiếp thị.
Mục tiêu của các kế hoạch tiếp thị có thể là tăng 50% doanh số mùa lễ hội, hay tăng 30.000 lượt theo dõi trên Facebook,… Tóm lại, mục tiêu cần được thể hiện bằng các cột mốc, con số để quá trình đối chiếu diễn ra dễ dàng hơn.
Xác định thị trường và khách hàng
Bước thứ 2 trong quy trình xây dựng kế hoạch Marketing là xác định thị trường và khách hàng mà mình hướng đến để đạt được mục tiêu tiếp thị (như trong bước 1).
Khi bạn đã xác định được mục tiêu kế hoạch, việc phân khúc khách hàng sẽ đơn giản hơn. Hãy thực hiện một số đánh giá dựa trên dữ liệu khách hàng để phân khúc, tạo ra nhóm khách hàng tiềm năng nhất.
Những tiêu chí để phân đoạn nhóm khách hàng có thể gồm:
- Quy mô mỗi nhóm khách hàng
- Sự khác biệt giữa các phân khúc
- Lợi nhuận họ đem lại
- Khả năng tiếp cận
- Khả năng phản hồi
- Sự khác biệt về kì vọng và mong muốn của các phân khúc
Phân đoạn khách hàng giúp bạn xây dựng kế hoạch Marketing linh hoạt, tối ưu hóa các hoạt động tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
Xác định tiềm năng bản thân
Không chỉ hiểu về khách hàng và thị trường, bạn còn cần rõ về tiềm năng, mặt hạn chế của bản thân. Điều này có thể thấy được khi tự phân tích bản thân thông qua mô hình SWOT. Mô hình SWOT gồm:
- Strength – Điểm mạnh của doanh nghiệp, những gì bạn có thể xem là lợi thế hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị của mình.
- Weakness – Điểm yếu, mặt hạn chế có thể cản trở bạn triển khai hiệu quả các hoạt động tiếp thị, là những điểm cần tránh.
- Opportunities – Cơ hội doanh nghiệp có thể nắm bắt.
- Threats – Những mối đe dọa, rủi ro đến từ đối thủ.
Kết hợp các điểm này, bạn sẽ xây dựng kế hoạch Marketing tập trung vào những điểm mạnh để triển khai tốt, tận dụng cơ hội mà thị trường mang lại và đề phòng các đối thủ, phát triển kế hoạch vượt để tăng tính cạnh tranh với họ.
Tạo kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động trong kế hoạch Marketing là những hoạt động tiếp thị mà bạn sẽ thực hiện, kênh và công cụ triển khai, thời điểm, địa điểm và nguồn nhân lực, chi phí cần thiết,…
Đôi khi kế hoạch tiếp thị được phân chia ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn bạn cần xây dựng nội dung công việc, thời gian và KPI riêng. Việc xây dựng kế hoạch Marketing cụ thể như vậy giúp người đọc kế hoạch biết được vị trí của bản thân, những hạn mục công việc cần thực hiện, cách đánh giá công việc,….
Kế hoạch hành động rõ ràng cũng giúp bạn quản lý công việc, đảm bảo chiến dịch tiếp thị diễn ra trơn tru, hiệu quả.
Theo dõi, điều chỉnh, đánh giá
Song song với việc triển khai công việc, theo dõi, điều chỉnh và đánh giá cũng là bước quan trọng không nên bỏ qua khi xây dựng kế hoạch Marketing.
Để làm tốt khâu giám sát, cần lập ra bộ phận hoặc chỉ định công việc này cho một người có năng lực quan sát tốt. Bên cạnh đó, cần tổ chức cuộc họp định kì, trong đó các bộ phận đảm nhiệm hoạt động sẽ báo cáo sơ bộ cho cấp quản lý.
Việc này giúp doanh nghiệp sớm nhận ra những khó khăn phát sinh trong quá trình triển khai hoạt động tiếp thị.
Trên đây là 5 bước cơ bản mà hầu như doanh nghiệp nào cũng thực hiện khi xây dựng kế hoạch Marketing. Bạn có thể dựa vào đó để phát triển kế hoạch riêng, cũng có thể nhờ sự giúp đỡ của dịch vụ tư vấn chiến lược và kế hoạch tiếp thị. Chúc bạn thành công.
Xem thêm:
Các loại quảng cáo Google và mẹo tối ưu