5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap

Khai báo Sitemap là cách thúc đẩy tốc độ Google Index nội dung website, là việc có lợi cho quá trình SEO. Nếu bạn chưa biết cách tạo file sitemap xml, hướng dẫn cơ bản dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn.

Sitemap có những gì?

Sitemap được hiểu là một sơ đồ của website, bao gồm tất cả các trang chính, trang con trên web, liên kết của các trang và thể hiện mối quan hệ giữa các trang đó. Sitemap thường được khai báo với Google và được sử dụng nhưng một “bản đồ” để Google nắm được các mục thông tin có trên website của bạn.

5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap
5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap

Đối với quá trình SEO website, sản xuất và cập nhật các bài viết là bước quan trọng để đảm bảo trang web của bạn có nội dung và có nội dung hữu ích. Vì vậy tạo content ở giai đoạn SEO thường được đẩy mạnh hơn nhiều so với khi bạn quản lý, duy trì website.

Tuy nhiên một bài viết/ nội dung khi đăng tải trên trang web cần đến hơn 10 ngày để Google Index. Thời gian này có thể làm chậm tiến độ SEO. Vì vậy SEOer thường thực hiện nhiều thủ thuật SEO nhằm đẩy nhanh quy trình Index của Google, tạo và khai báo Sitemap cũng là một trong số đó.

Để làm được điều đó, bạn cần tạo file sitemap xml, sau đó upload file này lên Google Webmaster Tools để khai báo. Đồng thời Sitemap cần có mô tả ngắn về website của bạn, chứa các từ khóa tương tự từ khóa trong link text dẫn đến trang chủ của website.

Mỗi từ khóa trên menu của website sẽ có liên kết dẫn đến những trang con khác. Khi tạo file sitemap xml, người tạo file nên chú ý làm sao để Sitemap bao quát cả website, dẫn đến mọi liên kết, vị trí trên trang web.

Lưu ý khi tạo Sitemap

Khi tạo và khai báo Sitemap với Google, cần lưu ý:

  • Sitemap nên tương ứng với thiết kế của website để có được sự đồng bộ nhất định.
  • Khi tạo file sitemap xml, không cần thiết và cũng không nên sử dụng các yếu tố đồ họa. Các yếu tố này có thể hiển thị không đồng đều trên các thiết bị, trình duyệt khác nhau, vì vậy chúng cũng không mang lại lợi ích gì đặc biệt. Thay vào đó hãy tối giản hóa khi xây dựng Sitemap để mọi người dùng khi truy cập đều nhìn thấy Sitemap giống nhau.
  • Cấu trúc file sitemap nên tương tự cấu trúc website, thể hiện mối tương quan và hệ thống phân cấp giữa các danh mục giữa website và Sitemap nên giống nhau. Nên tạo file sitemap xml dạng sơ đồ phân nhánh hay sơ đồ danh mục, tránh tạo dạng bảng.
5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap
5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap

Nếu website của bạn phức tạp và thật sự nhiều danh mục, nên đặt Sitemap ở đầu hoặc cuối website để người dùng sử dụng như một “hướng dẫn”. Sitemap sẽ giúp họ khám phá hết các tính năng, thông tin trên website mà không phải rời đi vì không biết tìm kiếm thông tin ở mục nào.

5 bước tạo file sitemap xml

Cách đơn giản nhất để tạo Sitemap là tạo trực tiếp trên Internet bằng công cụ Online và tải file về máy. Trước khi tiến hành tạo file sitemap xml, cần đảm bảo website của bạn đang hoạt động bình thường, đồng thời chuẩn bị Notepad++ để cài đặt Priority cho các liên kết.

Bước 1: Truy cập vào website xml-sitemap.com

5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap
5 Bước tạo file sitemap xml và một số lưu ý khi tạo sitemap

Bước 2: Điền các thông tin/ thông số mà website yêu cầu:

  • Đầu tiên, nhập URL website của bạn vào khung trống và nhấn “Start”, hệ thống sẽ bắt đầu scrawling
  • Change frequency (hay tần suất mà trang web sẽ được update): Nên chọn daily hoặc tần suất phù hợp với hoạt động của website bạn
  • Last modification (lần chỉnh sửa cuối): Chọn Use server’s response (Sử dụng phản hồi của server)
  • Priority (mức độ ưu tiên): Chọn tự động – Automatically calculated priority

Nếu website của bạn có cấu trúc đơn giản và số lượng page ít, quá trình tạo file sitemap xml sẽ nhanh và ngược lại. Khi hệ thống load xong, bạn sẽ thấy kết quả trả về 1 danh sách các sitemap khác nhau, trong đó cần quan tâm 4 tệp: sitemap.xml, ror.xml, sitemap.html, urllist.txt

Bước 3: Tải file xml về, sử dụng Notepad++ để file sitemap.xml và cài đặt Priority cho các liên kết. Thông số Priority thể hiện mức độ ưu tiên của các URL, vì vậy nên đặt điểm cao cho URL quan trọng trên website của bạn và ngược lại.

Lưu ý: Điểm Priority max là 1.0, min là 0.10.

Bước 4: Tải file xml này lên website của bạn index.aspx

Bước 5: Truy cập vào Google Webmaster Tools và đăng nhập. Chọn Tối ưu trang web -> Sitemap, sau đó chọn Kiểm tra/ Thêm Sitemap và đăng tải file sitemap của bạn.

Trên đây là 5 bước cơ bản giúp bạn tạo file sitemap xml với phần mềm trực tuyến. Khai báo sitemap là cách hiệu quả giúp Google hiểu hơn về website của bạn cũng như thúc đẩy quá trình Google Index, vì vậy đừng bỏ qua bước này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one