Google là công cụ tìm kiếm phổ biến bật nhất hiện nay, cung cấp cho doanh nghiệp môi trường quảng cáo và truyền thông có sức lan tỏa mạnh mẽ. GDN, hay Google Display Network là một phần trong mạng lưới đó. Vậy quảng cáo GDN là gì? Những ưu nhược điểm của loại quảng cáo này là gì? Cùng TMS tìm hiểu nhé!
Quảng cáo GDN là gì?
Quảng cáo Google đã không còn là hình thức tiếp thị xa lạ với doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó bao gồm cả quảng cáo GDN, hay còn gọi là quảng cáo trên Google Display Network. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được các loại Google Ads với nhau. Vậy quảng cáo GDN là gì và khác những dạng Google Ads khác như thế nào?
GDN là viết tắt của cụm từ Google Display Network. GDN hoạt động như một mạng lưới gồm các website là đối tác của Google. Khi doanh nghiệp chạy quảng cáo GDN, quảng cáo của họ được hiển thị không chỉ trên Google mà còn trên các trang web nằm trong mạng lưới đối tác này.
Với người dùng, ads là ads và nó chỉ tạo thêm cho họ cơ hội tiếp cận với các sản phẩm mà mình đang cần. Song với doanh nghiệp, hiểu rõ điểm khác biệt giữa các loại Google Ads và quảng cáo GDN là gì giúp họ đưa ra lựa chọn tối ưu, phù hợp với ngân sách, nội dung quảng cáo và mục đích quảng cáo.
Phân biệt GDN và các loại quảng cáo khác
Như đã đề cập, GDN là Google Display Network, tức môi trường mà Google tạo ra bao gồm các website đối tác, cho phép doanh nghiệp đăng ký và đặt quảng cáo trên các website này. Vậy danh từ chỉ loại quảng cáo hoạt động trên Google Display Network là Google Display Ads.
Một khái niệm nữa cũng thường bị nhầm lẫn với Google Display Ads chính là Google Ads Search. Điểm khác nhau giữa Google Ads Search và quảng cáo GDN là gì?
Google Ads Search thường là quảng cáo dạng text và hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm Google (Search Network). Khi người dùng tìm kiếm từ khóa, quảng cáo liên quan đến từ khóa sẽ xuất hiện ở những vị trí đầu trong trang kết quả tìm kiếm.
Google Display Ads lại chỉ xuất hiện trên khoảng trống của những trang web đối tác Google (thuộc mạng lưới Google Display Network). Loại quảng cáo này có thể gồm chữ, hình ảnh, video.
Các loại quảng cáo trên Google Display Network
So với quảng cáo trên Google Search, Google Display Ads có nhiều định dạng và cách hiển thị đa dạng hơn. Vậy các loại quảng cáo GDN là gì?
- Quảng cáo dạng văn bản (Text): Dạng này có hình thức tương tự quảng cáo Google Search, gồm tiêu đề và nội dung ngắn khoảng 2 dòng dạng chữ.
- Quảng cáo dạng hình ảnh (Image): Đây là dạng quảng cáo quen thuộc và được dùng nhiêu nhất khi doanh nghiệp cài đặt Google Display Ads, có dạng hình ảnh và hình ảnh thường chiếm trọng khoảng trống đặt quảng cáo (ad block). Người đặt quảng cáo có thể tùy chỉnh hình ảnh, nội dung và màu sắc,… mà họ muốn thể hiện.
- Quảng cáo đa phương tiện (Rich Media Ads): Quảng cáo đa phương tiện có thể gồm ảnh động, các yếu tố khiến người dùng tương tác với quảng cáo, ví dụ điển hình là quảng cáo carousel.
- Quảng cáo video (Video Ads): Quảng cáo dạng video thường xuất hiện trên Youtube, hiển thị bên cạnh các video Youtube hoặc có thể được chèn vào video Youtube.
Ưu điểm của quảng cáo trên Google Display Network
Việc hiểu rõ ưu nhược điểm của quảng cáo GDN là gì giúp doanh nghiệp lựa chọn cho mình hình thức quảng cáo phù hợp và tối ưu nhất.
- Ưu điểm đầu tiên của quảng cáo GDN là độ phủ sóng rộng, dễ tiếp cận người xem. Google đã tự ước tính hệ thống Display Network của họ tiếp cận được đến hơn 90% lượng người truy cập Internet. Một quảng cáo khi được cài đặt trên mạng lưới website đối tác Google sẽ xuất hiện hầu như mọi nơi mà người quan tâm đến sản phẩm có thề nhìn thấy.
- Đối với các doanh nghiệp nhỏ và không có ngân sách lớn, hoặc muốn phủ sóng quảng cáo và không nhắm vào CTR, quảng cáo GDN là lựa chọn tối ưu bởi nó có chi phí rẻ hơn Google Ads Search.
- Hai hình thức tính phí phổ biến nhất của quảng cáo GDN là CPM (tính phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị ) và PPC (tính phí cho mỗi lượt nhấp chuột). Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn để phân bổ ngân sách và tối ưu ROI.
- Ưu điểm lớn nhất của quảng cáo GDN là gì? Chính nằm ở sự đa dạng định dạng. Với hình thức quảng cáo này, bạn có thể sử dụng hình ảnh và video – những định dạng thông tin có sức hút cao hơn đối với người xem.
- Việc đặt quảng cáo trên Google Display Network kết hợp với cookies chính là công cụ Remarketing lợi hại đối với các doanh nghiệp. Bạn có thể lần theo dấu chân người dùng Internet và hiển thị quảng cáo về sản phẩm họ hứng thú trên mỗi website (nằm trong mạng lưới website đối tác Google) mà người dùng ghé thăm.
Hạn chế của quảng cáo GDN là gì?
Mặc dù đem lại nhiều lợi ích, quảng cáo trên Google Display Network vẫn hạn chế ở một số khía cạnh. Cụ thể mặt hạn chế của quảng cáo GDN là gì?
- Loại quảng cáo này khó nhắm đối tượng hơn quảng cáo trên Search Network. Thay vì hiển thị đúng với những gì người dùng tìm kiếm, quảng cáo GDN có phần thụ động hơn và chỉ xuất hiện khi người dùng lướt website. Tuy nhiên nếu biết cách tối ưu và sử dụng với những mục đích nhất định, quảng cáo GDN vẫn đem lại nhiều lợi ích.
- Quảng cáo GDN có thể kém trong việc kéo traffic về website. Đôi khi người dùng click vào quảng cáo của bạn chỉ vì họ thao tác nhầm, điều này cũng dẫn đến tỷ lệ thoát trang cao. Bên cạnh đó một số người có thói quen block quảng cáo khi lướt web, khiến quảng cáo GDN khó tiếp cận.
- Tương tự hạn chế về khả năng kéo traffic, tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo cũng không cao như quảng cáo Google Search. Lí do là bởi hầu như không phải người dùng nào cũng thích nhấp vào các hình ảnh quảng cáo trên website và họ khá thận trọng với các dạng quảng cáo này. Tuy nhiên với những chiến dịch remarketing và quảng cáo tăng độ phủ sóng thương hiệu, điều này không phải hạn chế lớn.
Như vậy bạn đã cùng Truyền thông TMS số kiến thức cơ bản về Google Display Ads và Google Display Network. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu quảng cáo GDN là gì, cách phân biệt và những ưu nhược điểm của loại quảng cáo này. Liên hệ TMS nếu bạn cần dịch vụ quảng cáo Google chuyên nghiệp của chúng tôi nhé!