Phương thức vận hành phễu marketing và 3 sai lầm cần tránh

Mô hình phễu marketing là một trong những chiến lược marketing được nhiều doanh nhiệp lựa chọn. Vậy phương thức vận hành phễu marketing như thế nào? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu nhé!

Phễu marketing
Phễu marketing

Mô hình phễu marketing là gì?

Đây là mô hình dựa trên từng giai đoạn của chiến lược marketing đã được hoạch định. Tùy theo từng mục tiêu của mỗi giai đoạn, các marketer cần thiết lập các chiến thuật nhằm mang về khách hàng tiềm năng.

Hơn hết, phễu marketing giúp bạn lọc khách hàng qua từng giai đoạn. Ví dụ như khi chiến dịch được tung ra thu hút được 1000 khách hàng nhưng đến cuối chiến dịch chỉ khoảng 1/10 trong số đó ở lại và lựa chọn mua sản phẩm. Đây chính là lý do vì sao lại gọi chiến lược này là phễu marketing.

Phương thức tạo phễu marketing

Để tạo một phễu marketing cơ bản sẽ gồm có 4 giai đoạn: Nhận thức, quan tâm, mong muốn, hành động. Mỗi một giai đoạn sẽ gắn với từng đoạn nhận thức về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng.

Xây dựng nhận thức

Giai đoạn đầu tiên của phễu marketing là xây dựng nhận thức – ta có thể gọi là bước 1. Ở phần này, mục tiêu chính là quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến các đối tượng khách hàng. Mục đích chính là thu hút được sự chú ý của nhiều người càng tốt. Kết quả của giai đoạn này là thu hút càng nhiều số lượng khách hàng quan tâm.

Quan tâm

Ở giai đoạn tiếp, mục tiêu chính cần đạt được là truyền đạt lợi ích, tính năng của sản phẩm, dịch vụ. Bên cạnh đó, sự khác biệt giữa doanh nghiệp bạn và đối thủ. Với những khách hàng đã được thu hút từ bước 1, những ai thật sự quan tâm sẽ ở lại tìm hiểu kỹ hơn. Đến lúc này, ta sẽ bước đến giai đoạn thứ 3 – Mong muốn.

Mong muốn

Ở bước thứ 3 này, một marketer cần phải làm tăng khả năng yêu thích sản phẩm. Làm sao để có thể tăng khả năng yêu thích? Hãy chú trọng đến sự tương tác của chiến lược marketing ở giai đoạn này. Nên nhớ, chúng ta đang ở giai đoạn gần cuối của phễu marketing. Việc tăng tương tác với khách hàng sẽ khiến họ tin tưởng về sản phẩm, dịch vụ hơn.

Sự tin tưởng được hình thành sẽ là bước tiến mạnh mẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn tiến gần hơn đến khách hàng. Từ góc độ của một người làm marketing, bước thứ 3 của phễu marketing là giai đoạn mà bất kỳ marketer nào cũng phải chuyển đổi từ mong muốn thành nhu cầu mua hàng.

Mô hình phễu marketing
Mô hình phễu marketing

Bên cạnh đó, để giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của bạn, điều cần làm chính là:

Quản lý kết quả tìm kiếm có các từ khóa đánh vào tâm lý

Thông thường khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm hay dịch vụ, người dùng sẽ dễ bị chi phối với một số từ khóa như “tốt nhất”, “hàng đầu”, “so với”,…

Sử dụng các kênh truyền thông

Quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ giống như một bộ phim. Hãy tận dụng điều đó xây dựng nội dung có cốt truyện để tiếp cận, dẫn dắt khách hàng. Đến cuối, điều bạn cần làm được chính là tạo ra được một câu chuyện để dẫn dắt và thuyết phục khách hàng mua hàng.

Tạo dựng hiệu ứng đám đông

Sản phẩm, dịch vụ cần được hoàn thiện và đảm bảo khách hàng sau khi sử dụng sẽ hài lòng. Cùng với đó, đừng quá “hard sale”. Hãy chăm sóc và hỗ trợ khách hàng khi họ mua hoặc sử dụng dịch vụ của bạn.

Hành động

Đây là giai đoạn cuối của chiến lược phễu marketing khi thu được lượng khách hàng quan tâm và có mong muốn mua hay sử dụng dịch vụ. Để có thể kích thích sự hứng thú, chúng ta sẽ vận dụng các chiến lược marketing phù hợp được xây dựng trên nền tảng cơ bản như 4P.

Tâm lý khách hàng thường thích mua những thứ đang được giảm giá. Hãy đánh vào tâm lý này bằng cách đưa ra nhiều chương trình giảm giá thu hút và đẩy nhanh quá trình người tiêu dùng mua hàng.

Hoặc thay vì tạo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, bạn có thể tạo chương trình dùng thử miễn phí. Việc trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thứ đang sử dụng. Đây được đánh giá là chiến lược rất hay bởi nó mang đến trải nghiệm thực tế cho người dùng. Nếu sản phẩm, dịch vụ tốt thì khả năng rất cao.

Một số sai lầm khi tạo phễu marketing

Không cung cấp thông tin đầy đủ

Nên lưu ý, khi đưa ra chiến dịch quảng bá sản phẩm, thông tin về doanh nghiệp, cách thức liên hệ rất cần thiết. Song song với đó, thông tin chi tiết về sản phẩm cũng cần cung cấp đầy đủ để khách hàng hiểu rõ hơn.

Một số chiến lược marketing giấu đi thông tin sản phẩm nhằm mục đích gây tò mò. Tuy nhiên đôi khi điều này khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Vậy nên, kinh nghiệm cho thấy đưa đầy đủ thông tin chi tiết về doanh nghiệp và sản phẩm luôn là cách tốt nhất để tạo ấn tượng với người dùng.

Rườm rà trong các bước chuyển giai đoạn

Nên nhớ phễu marketing có 4 bước và bạn cần đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Cần tránh rườm rà ôm hết tất cả hành động mà thiếu sự phân chia hợp lý.

Không có lời kêu gọi hành động

Sử dùng lời kêu gọi đem lại cảm giác “nếu chậm chân sẽ hết” khiến khách hàng biết họ cần làm gì. Việc thiếu lời kêu gọi(CTA) sẽ gây ra tổn thất vì doanh nghiệp bỡ lỡ khách hàng tiềm năng.

Cách thức vận hành phễu Marketing
Cách thức vận hành phễu Marketing

Lời kết

Phễu marketing là mô hình sử dụng vô cùng phổ biến mỗi khi nhắc đến chiến lược marketing. Tuy nhiên, khi vận dụng nó có rất nhiều yếu tố bất ngờ có thể xảy ra. Khi xây dựng phễu marketing, hãy cố gắng kiểm tra thật kỹ những điều cơ bản đã được liệt kê chưa, thực hiện ra làm sao. Trong trường hợp bạn muốn tìm kiếm một đơn vị hỗ trợ làm các chiến lược marketing, Truyền Thông TMS sẽ giúp bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one