Chiến lược kinh doanh là tiền đề quan trọng của mọi kế hoạch, hoạt động phát triển của doanh nghiệp. Phân tích chiến lược kinh doanh với 5 mô hình chuyên dùng dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về ưu nhược điểm cũng như vị thế, hướng phát triển đúng đắn dành cho công ty mình.
Mô hình 5C phân tích tình hình kinh doanh
Việc phân tích chiến lược kinh doanh với mô hình 5C cho doanh nghiệp biết vị thế của doanh nghiệp và sản phẩm của mình,… Thực tế, phạm vi nghiên cứu của mô hình phân tích tình hình kinh doanh liên quan đến rất nhiều khía cạnh, bao gồm cả những mô hình phân tích khác như SWOT, PEST hay mô hình 5 áp lực cạnh tranh Porter,…
Tuy nhiên ta có thể phân tích chiến lược kinh doanh với mô hình 5C qua 5 yếu tố chính mà nó đề cập, bao gồm:
- Company (Công ty): Tập trung phân tích tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu phát triển của công ty và vị thế trên thị trường nhằm xác định mục tiêu và đánh giá chiến lược.
- Competitors (Đối thủ cạnh tranh): Đánh giá đối thủ cạnh tranh, những ưu nhược điểm, lợi thế của đối thủ và áp lực cạnh tranh mà đối thủ gây nên cho doanh nghiệp.
- Customers (Khách hàng): Phân tích nhân khẩu học khách hàng và các biến số ảnh hưởng đến hành vi mua hàng, tiềm năng của khách hàng mục tiêu,…
- Collaborators (Đối tác): Phân tích các yếu tố của đối tác liên quan đến khả năng hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của đôi bên.
- Climate (Môi trường): Đề cập đến những yếu tố của môi trường kinh doanh, môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh và phát triển doanh nghiệp.
Mô hình phân tích lợi thế cạnh tranh
Mô hình phân tích lợi thế cạnh tranh bền vững còn được gọi là Sustainable Competitive Advantage (SCA). Mô hình này giúp doanh nghiệp xác định được những ưu thế của công ty so với đối thủ, ưu thế đó phải có khả năng duy trì lâu dài và không bị bào mòn hay lụn bại theo thời gian.
Hiểu rõ lợi thế cạnh tranh bền vững giúp doanh nghiệp phân tích chiến lược kinh doanh, xem xét chiến lược đã đề cập và sử dụng lợi thế cạnh tranh một cách tối ưu chưa, có tính đến việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp chưa,…
Về cơ bản một công ty có lợi thế cạnh tranh hơn khi họ khiến người tiêu dùng cảm nhận được mình đem lại nhiều giá trị hơn, có thể là sản phẩm giá thành thấp hơn, dung tích sản phẩm cao hơn, bao bì đẹp mắt hơn,… Tuy nhiên những ưu thế này không có tính bền vững và tồn tại lâu dài, bởi đối thủ có thể cải thiện các khía cạnh trên thông qua việc áp dụng công nghệ kỹ thuật tân tiến hơn,…
Vì vậy lợi thế cạnh tranh bền vững phải khai thác tối đa tài nguyên và nguồn lực của doanh nghiệp, làm lu mờ các điểm yếu. Phân tích chiến lược kinh doanh dựa trên lợi thế cạnh tranh lâu dài đem lại cho doanh nghiệp định hướng phát triển đúng đắn, tập trung vào những kế hoạch mang lại lợi ích lâu dài.
Mô hình phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ là một phần quan trọng trong quy trình phân tích chiến lược kinh doanh. Việc xác định và phân tích các đối thủ thậm chí còn quan trọng hơn khi thị trường cạnh tranh ngày một gay gắt ở mọi lĩnh vực.
Để đảm bảo các chiến dịch tiếp thị, kinh doanh của mình đạt được hiệu quả cao, cần biết được đối thủ của bạn là ai, họ làm gì, mạnh yếu ra sao, đang đứng ở đâu, ảnh hưởng thế nào đến thị trường và đến bản thân doanh nghiệp bạn?
7 Bước phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm:
- Xác định đối thủ cạnh tranh và những doanh nghiệp có khả năng trở thành đối thủ trong tương lai.
- Định vị đối thủ trên thị trường, xác định thị phần của họ
- Nghiên cứu đối thủ theo mô hình SWOT
- Xây dựng hồ sơ năng lực
- Xây dựng chiến lược cạnh tranh
- Triển khai chiến lược
- Theo dõi, đánh giá và rút kinh nghiệm
Mô hình vòng đời gia đình
Mô hình vòng đời còn được gọi là chu kỳ vòng đời gia đình, hay Family Life Circle. Mô hình này được hình thành dựa trên việc lấy một thành viên trong một gia đình tiêu chuẩn làm đối tượng khách hàng mục tiêu, sau đó xác định các chiến lược tiếp thị phù hợp với phong cách mua sắm theo từng giai đoạn cuộc đời của họ.
Việc phân tích chiến lược kinh doanh theo mô hình này thường bị nhầm lẫn với mô hình vòng đời khách hàng. Tuy nhiên Family Life Circle không phân tích khách hàng theo các giai đoạn tiếp cận, tìm hiểu hay mua hàng mà nghiên cứu hành vi, thói quen mua hàng, nhu cầu mua hàng của người tiêu dùng theo từng độ tuổi, giai đoạn trong cuộc đời.
Mô hình này hiệu quả trong việc phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực nhất định, ví dụ như bảo hiểm. Doanh nghiệp có thể xác định khách hàng mà mình tiếp cận thuộc hình mẫu “ông, bà” hay “vợ, chồng” để hiểu được nhu cầu, thói quen đầu tư của họ ở độ tuổi hiện tại.
Mô hình AIDAS
Trong 5 mô hình này, AIDAS được sử dụng rộng rãi nhất trong việc phân tích chiến lược kinh doanh. Mô hình này cũng hỗ trợ tốt trong việc nghiên cứu các giai đoạn mua hàng của người tiêu dùng, trong đó có 5 giai đoạn chính:
- Attention: Chú ý đến sản phẩm và nhu cầu của bản thân
- Interest: Quan tâm đến sản phẩm
- Desire: Phát sinh mong muốn mua và sở hữu sản phẩm
- Action: Hành động (mua hàng và sử dụng sản phẩm)
- Satisfaction: Mức độ hài lòng của khách hàng
Trên đây là 5 mô hình thường được các doanh nghiệp dùng trong việc nghiên cứu và phân tích chiến lược kinh doanh. Theo dõi Truyền thông TMS để tìm hiểu thêm về lĩnh vực này nhé!
Xem thêm:
Những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành công tại Việt Nam