Việc lập chiến lược marketing cho một sản phẩm sắp sửa được tung ra thị trường là một phương án để tối ưu hóa các nguồn lực của doanh nghiệp, đồng thời là cách xây dựng thương hiệu sản phẩm hiệu quả. Vậy làm thế nào để lập chiến lược marketing cho một sản phẩm? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Tổng quan về chiến lược marketing cho một sản phẩm
Định nghĩa
Lập chiến lược marketing cho một sản phẩm tức là tạo một bản kế hoạch tiếp thị tổng thể để giúp sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều khách hàng biết đến và gây dựng được sự tin tưởng với khách hàng. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến khách hàng tiềm năng thành người mua và sử dụng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Tại sao lập chiến lược marketing cho một sản phẩm lại cần thiết?
- Đây là chiến lược định vị thương hiệu và tạo dấu ấn trong lòng khách hàng.
- Cách xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo được sự gắn kết chặt chẽ giữa khách hàng – sản phẩm.
- Có những bước đi cụ thể và rõ ràng để đảm bảo cho sự thành công của sản phẩm khi ra mắt.
- Tối ưu hóa ngân sách dành cho hoạt động marketing một cách hiệu quả.
- Tạo được vị thế vững chắc cho doanh nghiệp để mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường kinh doanh.
Các bước xây dựng chiến lược marketing cho một sản phẩm
Nghiên cứu sản phẩm bằng mô hình SWOT
Muốn lập chiến lược marketing cho một sản phẩm thật bài bản, doanh nghiệp cần sử dụng mô hình SWOT để liệt kê ưu, nhược điểm và cơ hội, thách thức của sản phẩm trước khi tung ra thị trường. Đồng thời nắm rõ những điểm nổi bật của sản phẩm và giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, từ đó đưa ra mức giá phù hợp cho sản phẩm.
Nghiên cứu sản phẩm cũng là một dịp để doanh nghiệp kiểm tra lại cách vận hành bộ máy quản lý, sản xuất của mình để đưa ra hướng khắc phục cho những vấn đề còn tồn đọng.
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Lập chiến lược marketing cho một sản phẩm mà không biết thị trường nào giúp phân phối sản phẩm hiệu quả nhất thì quả là một sai lầm lớn.
Doanh nghiệp cần nhận biết được đâu là tập khách hàng có khả năng cao sẽ chi tiền mua sản phẩm của mình dựa vào các thông tin về nhân khẩu học, tuổi tác, giới tính, hành vi và thói quen mua hàng,…
Việc xác định được chân dung khách hàng mà mình cần hướng đến để cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu của họ là cách xây dựng thương hiệu sản phẩm không thể nào tốt hơn.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Việc phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những chiến lược truyền thông, phương pháp truyền đạt nội dung và cách thức vận hành các kênh marketing của đối thủ. Để từ đó doanh nghiệp có thể nhận định những lợi thế và bất lợi của mình so với đối thủ và thu thập những ý tưởng hay cho chiến lược của mình.
Phác họa kế hoạch marketing
Dựa trên các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra (tài chính, mở rộng thị trường, độ phổ biến của thương hiệu,…) một kế hoạch marketing tổng thể có thể được xây dựng.
Nên giải quyết từng mục tiêu trong bản kế hoạch để nhìn thấy được các công việc cần đẩy mạnh triển khai và đưa ra nhận định liệu các mục tiêu đã đề ra có tính khả thị hay không.
Xác định ngân sách
Để đảm bảo sự thành công khi lập chiến lược marketing cho một sản phẩm thì yếu tố ngân sách nên được đặt lên hàng đầu. Doanh nghiệp cần xác định các phương án để không phải chi quá nhiều tiền cho hoạt động marketing nhưng vẫn thu hút được khách hàng tìm đến sản phẩm của mình.
Việc xác định rõ từng khoản chi cho mỗi mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp không gặp khó khăn trong quá trình giải ngân.
Quảng cáo ra mắt sản phẩm
Sau khi đã hoàn thành các công đoạn trên, việc cuối cùng cần làm của chiến lược marketing cho một sản phẩm chính là chọn ngày ra mắt sản phẩm và kênh truyền thông phù hợp.
Việc sử dụng linh hoạt các kênh truyền thông thịnh hành hiện nay như mạng xã hội (Facebook, Instagram,…), thông cáo báo chí và quảng cáo sẽ là cách xây dựng thương hiệu sản phẩm hiệu quả. Đồng thời tạo tiếng vang cho sản phẩm để thu hút thêm nhiều người mong chờ sự kiện ra mắt sản phẩm.
Bên cạnh đó, hợp tác với các KOLs hay Influencer trong chiến dịch quảng bá sản phẩm cũng là một nước đi sáng suốt vì doanh nghiệp có thể lợi dụng danh tiếng và tầm ảnh hưởng của những người này để gây dựng niềm tin nơi khách hàng.
Như vậy thông qua bài viết này, TMS Digital Marketing đã chia sẻ cho các bạn về các bước chuẩn bị trước khi lập chiến lược marketing cho một sản phẩm. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhé!