Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là điều mà mọi nhà tiếp thị đều nghiên cứu nếu muốn sản phẩm của mình có sức hút và được khách hàng chọn mua. Hành vi mua hàng thường được phân làm 4 loại. Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu lần lượt nhé!
Hành vi mua hàng là gì?
Hành vi mua hàng trong tiếng Anh được gọi là Customer’s Buying Behaviour. Khái niệm này được hiểu nôm na là những quá trình mua hàng của người tiêu dùng, gồm các hành động và các bước như xác đinh nhu cầu, tìm hiểu sản phẩm, mua hàng, sử dụng sản phẩm và phản hồi.
Hành vi người tiêu dùng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố bên ngoài và yếu tố tâm lí của chính họ. Hành vi mua hàng cũng được xem như quy trình, cách khách hàng đưa ra các quyết định mua và sử dụng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của bản thân.
4 loại hành vi mua hàng
Có 4 loại hành vi mua hàng, gồm: hành vi mua phức tạp, mua hàng để tìm tiếp sự đa dạng, mua hàng theo thói quen, mua hàng thỏa hiệp.
Hành vi mua phức tạp
Hành vi mua hàng phúc tạp diễn ra khi người mua trải qua quá trình học hỏi, tìm hiểu về sản phẩm, nghiên cứu các tính năng, giá cả sản phẩm hoặc tham khảo, hỏi ý kiến người xung quanh trước khi mua hàng.
Khi tiếp xúc với một sản phẩm đắt đỏ hoặc chưa từng mua/ sử dụng, người ta có xu hướng hành xử khác khi gặp một sản phẩm quen thuộc. Đa phần người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng và khá thận trọng với việc tìm hiểu, mua sản phẩm.
Hành vi mua phức tạp thường được thấy khi người tiêu dùng phải đưa ra quyết định mua hàng với những sản phẩm đắt tiền. Họ tham gia khác nhiều trong việc nghiên cứu và đưa ra quyết định mua hàng bởi sản phẩm có giá trị khá cao, có khả năng dẫn đến rủi ro kinh tế. Đối với các trường hợp này, nhà tiếp thị cần tạo cơ hội, môi trường để khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm/ dịch vụ. Đưa ra thông điệp quảng cáo ảnh hưởng đến niềm tin của người mua cũng là một ý tưởng khá hay.
Mua hàng nhằm tìm kiếm sự đa dạng
Ngược lại với hành vi mua hàng phức tạp, người tiêu dùng tham gia rất ít vào quá trình mua hàng nhằm tìm kiếm sự đa dạng. Họ hướng đến việc trải nghiệm những sản phẩm, thương hiệu mới, vì vậy họ tự hạn chế những đắn đo về chất lượng và giá cả và để các yếu tố khác tác động đến việc mua hàng.
Hành vi mua hàng này được bộc phát không phải vì khách hàng cảm thấy sản phẩm đang dùng có chất lượng thấp hay không hài lòng với chúng. Lí do dẫn đến việc mua hàng để tìm kiếm sự đa dạng có thể đến từ việc khách hàng đã chán sản phẩm cũ hay đơn giản là tò mò. Việc mua hàng được cho là nhằm tìm kiếm sự đa dạng có dấu hiệu phân biệt là thay đổi thương hiệu thường xuyên, không có chủ đích hoặc mục đích sâu xa.
Với những đối tượng mua hàng để trải nghiệm, nhà tiếp thị có thể đẩy mạnh chương trình khuyến mại, xúc tiến bán hàng bằng voucher, quà tặng, ưu đãi,…
Mua hàng theo thói quen
Mua hàng theo thói quen là hành vi mua hàng tự nhiên, không có quá nhiều đắn đo của người tiêu dùng. Họ có thể nhận ra một số khác biệt lớn của sản phẩm giữa các thương hiệu, tuy nhiên những yếu tố này không tác động quá nhiều đến quyết định mua hàng của họ.
Người có hành vi mua hàng theo thói quen thường lặp đi lặp lại việc mua sản phẩm họ sử dụng trong suốt thời gian dài, hoặc sản phẩm từ thương hiệu họ thích. Người tiêu dùng cũng sẽ không tốn nhiều thời gian và công sức vào việc nghiên cứu, tìm hiểu sản phẩm mới.
Việc khiến người tiêu dùng kết nối và trở nên quen thuộc với thương hiệu có thể giải quyết bằng cách tăng độ nhận diện thương hiệu, dùng quảng cáo trực quan, ấn tượng và dễ nhớ.
Mua hàng thỏa hiệp
Trong hành vi mua hàng thỏa hiệp, sự tham gia của người tiêu dùng vào việc đưa ra quyết định mua hàng là rất cao. Mua hàng thỏa hiệp xảy ra khi người tiêu dùng muốn mua một sản phẩm nhưng không có quá nhiều sự lựa chọn, đồng thời các sản phẩm không chênh lệch quá nhiều về tính năng hay mẫu mã, thương hiệu,…
Trong các trường hợp này, khách hàng thường chọn mua sản phẩm có sẵn, không dành thời gian nghiên cứu hay đắn đo nhiều. Nhà tiếp thị có thể tận dụng những đặc điểm này để tạo nên môi trường thúc đẩy khách hàng mua hàng thỏa hiệp.
Trên đây là định nghĩa hành vi mua hàng và 4 loại hành vi mua hàng thường thấy. Mong rằng bài viết đã đem lại cho bạn thông tin bổ ích. Theo dõi TMS để cập nhật thông tin về chủ đề này nhé!
Xem thêm:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của khách hàng