Điều bạn cần biết về đối sánh cụm từ trước khi dùng

Đối sánh cụm từ là một trong 4 loại đối sánh dùng trong cài đặt quảng cáo Google Ads. Khi đặt cạnh nhau, bạn sẽ thấy rõ sự khác biệt trong cách hiểu và định nghĩa các loại đối sánh. Tuy nhiên để thúc đẩy hiệu quả chiến dịch Google Ads, bạn cần biết rõ hơn về cách dùng và cải thiện độ chính xác của đối sánh này. Cùng Truyền thông TMS khám phá những điều bạn cần biết khi dùng đối sánh cụm từ qua bài viết sau nhé!

Đối sánh cụm từ là gì?

Quảng cáo tính phí trên cả hai công cụ tìm kiếm nổi bật nhất hiện nay là Google và Bing đều sử dụng đối sánh cụm từ làm một trong các loại đối sánh mặc định. Với đối sánh rộng, quảng cáo của bạn hiển thị với những truy vấn mà công cụ tìm kiếm cho là tương tự với từ khóa cài đặt quảng cáo. Nếu bạn chạy Google Ads cho từ khóa “áo khoác nam”, Google sẽ cho hiển thị quảng cáo của bạn với những truy vấn như “áo khoác thể thao”.

Đối sánh cụm từ
Đối sánh cụm từ

So với ví dụ kể trên về đối sánh rộng, đối sánh cụm từ cho phép bạn kiểm soát trường hợp hiển thị quảng cáo một cách chặt chẽ hơn. Quảng cáo sử dụng loại đối sánh này chỉ hiển thị với người dùng khi tìm kiếm của họ chứa chính xác cụm từ mà bạn chọn làm từ khóa cho quảng cáo.

Google sẽ nhận biết dấu hiệu sử dụng đối sánh cụm từ trong cài đặt quảng cáo khi bạn đặt cụm từ khóa trong dấu ngoặc kép. Ví dụ thay vì gõ áo khoác nữ, nếu dùng đối sánh cụm từ cho cụm này, bạn nhập “áo khoác nữ”.

Tiêu chuẩn đối sánh cụm từ

Việc sử dụng các loại đối sánh được coi như kỹ thuật cài đặt quảng cáo và chúng đều có cách dùng, ưu nhược điểm riêng. Nếu muốn sử dụng thành thạo và nhờ đó thúc đẩy hiệu quả quảng cáo, bạn cần hiểu rõ sử dụng loại đối sánh nào sẽ đem lại lợi ích gì cho quảng cáo của mình.

Như đã đề cập, đối sánh từ khóa chỉ hiển thị với những truy vấn trong đó chứa đúng cụm từ mà bạn chỉ định làm từ khóa quảng cáo. Thứ tự các từ trong cụm cần đúng với cụm từ khóa gốc để quảng cáo được hiển thị. Điều này đồng nghĩa với việc những tiền tố, hậu tố có thể được đưa vào cụm từ mà không làm xáo trộn thứ tự các từ.

Ví dụ: Nếu bạn tìm kiếm cụm từ “áo khoác nỉ”, quảng cáo sẽ hiển thị với những truy vấn:

  • áo khoác nỉ giá rẻ
  • áo khoác nỉ trẻ em
  • nơi bán áo khoác nỉ

Quảng cáo sẽ không hiển thị với những truy vấn như:

  • áo khoác thể thao nữ
  • áo khoác và giày thể thao
  • cách phối áo khoác với giày

Kể từ năm 2014, Google đã cho phép đối sánh này hiển thị quảng cáo với nhiều trường hợp tìm kiếm “gần giống” hơn. Vì vậy hiện nay kể cả khi bạn dùng đối sánh từ khóa, quảng cáo vẫn sẽ hiển thị với những truy vấn không giống từ khóa chính xác 100%.

Đối sánh cụm từ trước và sau cập nhật
Đối sánh cụm từ trước và sau cập nhật

Như với ví dụ nêu trên, quảng cáo sẽ hiển thị với truy vấn “áo khoác nĩ” thay vì hiển thị với từ khóa chính xác đúng chính tả.

Ưu nhược điểm của đối sánh cụm từ

Các loại đối sánh Google đều có ưu nhược điểm riêng, dẫn đến việc chúng mang lại lợi ích và hạn chế khả năng hiển thị của quảng cáo trong nhiều trường hợp khác nhau. Những ưu nhược điểm của đối sánh cụm từ bao gồm:

Ưu điểm

Đối sánh cụm từ (kể cả với bản update của Google năm 2014) giúp quảng cáo của bạn được hiển thị với đối tượng người dùng và truy vấn mà bạn muốn chúng hiển thị. So với các đối sánh khác, loại này chọn lọc và kiểm soát trường hợp hiển thị quảng cáo chặt chẽ hơn, đồng nghĩa với việc tối ưu CTR và tỷ lệ chuyển đổi.

Đối sánh từ khóa hiển thị với những cụm từ chính xác hơn đối sánh rộng, tránh hiển thị quảng cáo với những tìm kiếm không liên quan hay không có tiềm năng tạo thành chuyển đổi. Tuy nhiên phạm vi hiển thị của nó rộng hơn đối sánh chính xác, giúp bạn tiếp cận với nhiều người dùng và truy vấn hơn.

Nhược điểm

Sau bản cập nhật 2014, đối sánh cụm từ ít bị giới hạn hơn, dẫn đến một số chiến dịch có thể bị giới hạn bởi loại đối sánh này. Bên cạnh đó, bạn cũng không thể diễn giải cụm từ khóa cụ thể hơn để tiếp cận với những tìm kiếm độc đáo từ người dùng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc để vụt mất một số truy vấn có tiềm năng chuyển đổi.

Sử dụng đối sánh cụm từ trong trường hợp nào?

Đối sánh cụm từ được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo tập trung vào những đối tượng, mục tiêu bán hàng và quảng bá cụ thể. Đối sánh này cho phép bạn tạo quảng cáo, đưa ra các lựa chọn cho khách hàng, phân tách nhóm khách hàng tiềm năng theo từng trường hợp, thậm chí theo dõi hành trình và giai đoạn mua hàng của khách hàng đó. Điều này đồng nghĩa với việc giúp các chiến dịch quảng cáo của bạn trở nên hiệu quả hơn.

Ngược lại, nếu bạn muốn triển khai quảng cáo tính phí để tăng danh tiếng, tăng độ phủ sóng và tiếp cận với lượng lớn người dùng Internet,… nên kết hợp đối sánh từ khóa với đối sánh rộng và điều chỉnh để phù hợp hơn.

Làm sao để cải thiện độ chính xác của đối sánh này

Sau khi được Google cập nhật, đối sánh cụm từ cho phép quảng cáo hiển thị cả với những truy vấn không hoàn toàn khớp 100% với cụm từ khóa. Điều này vừa có lợi, vừa có mặt hạn chế. Thay đổi này tốt bởi bạn không phải tốn công và thời gian thêm vào nhiều cụm từ khóa chính xác khác nhau, bởi quảng cáo đã có phạm vi hiển thị rộng hơn. Ngược lại, nó cũng hiển thị với cả những truy vấn kém chính xác hơn.

Một trong những cách khá hiệu quả được nhiều người dùng để tối ưu mức độ chính xác của đối sánh cụm từ là kết hợp nó với các từ khóa phủ định để tránh các truy vấn không liên quan đến từ khóa.

Như ví dụ về cụm từ “áo khoác nỉ”. Trong trường hợp bạn không bán mặt hàng áo khoác nỉ với kích cỡ cho trẻ em, có thể tạo cụm từ khóa phủ định “áo khoác nỉ trẻ em” hoặc “áo khoác trẻ em” để ngăn quảng cáo hiển thị với truy vấn dạng này.

Điều này giúp ngăn những khách hàng muốn mua áo khoác nỉ cho con em họ click vào quảng cáo, làm tốn ngân sách quảng cáo của bạn mà vẫn không mang lại tỷ lệ chuyển đổi (vì bạn không cung cấp size trẻ em).

Từ khóa phủ định dùng với các loại đối sánh
Từ khóa phủ định dùng với các loại đối sánh

Việc tạo danh sách từ khóa phủ định và thêm vào danh sách các từ khóa mới là không giới hạn. Bạn có thể thêm từ khóa phủ định mọi lúc, với mọi chiến dịch, kể cả chiến dịch đang chuẩn bị hoặc quảng cáo đã chạy. Các bước thêm từ khóa phủ định như sau:

  • Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Ads của bạn
  • Bước 2: Click vào mục “Từ khóa” ở Menu (bên trái)
  • Bước 3: Click vào “Từ khóa phủ định”
  • Bước 4: Click vào dấu cộng để thêm

Bạn có thể tạo danh sách, thêm từ khóa phủ định mới, hoặc chọn áp dụng danh sách từ khóa phủ định hiện có cho các chiến dịch khác. Cách này không chỉ được dùng với đối sánh cụm từ mà còn dùng với nhiều loại đối sánh khác.

Thêm từ khóa/ danh sách từ khóa phủ định

  • Chọn “Thêm từ khóa phủ định hoặc tạo danh sách mới”
  • Lựa chọn thêm từ khóa phủ định vào chiến dịch hoặc nhóm quảng cáo và chọn chiến dịch, nhóm quảng cáo cụ thể mà bạn muốn thêm
  • Thêm từ khóa (mỗi từ một dòng), những từ khóa phủ định không được phép trùng với từ khóa thông thường, nếu không quảng cáo sẽ không hiển thị.
  • Bạn có thể chọn lưu danh sách từ khóa phủ định bằng cách chọn “Lưu vào danh sách mới hoặc danh sách hiện có”, nhập tên danh sách mới hoặc chọn một danh sách có sẵn và nhấn “Lưu”.

Sử dụng danh sách hiện tại

  • Để tối ưu đối sánh cụm từ với từ khóa phủ định có sẵn/ từng được thêm hay lưu, chọn “Sử dụng danh sách từ khóa phủ định”
  • Chọn chiến dịch bạn muốn áp dụng
  • Chọn những danh sách từ khóa phủ định bạn muốn dùng cho chiến dịch đó
  • Nhấp “Lưu”

Thêm hoặc xóa danh sách từ khóa phủ định

Để thêm hoặc xóa danh sách từ khóa phủ định khỏi một hoặc nhiều chiến dịch cùng lúc, thực hiện theo các bước:

  • Từ Menu (bên trái), chọn “Chiến dịch”
  • Tích vào ô bên cạnh các chiến dịch mà bạn muốn áp dụng
  • Nhấn vào “Chỉnh sửa” -> chọn “Chỉnh sửa nhắm mục tiêu”
  • Thêm danh sách: chọn “Thêm danh sách từ khóa phủ định” -> tích vào ô bên cạnh danh sách muốn áp dụng -> nhấp “Áp dụng”.
  • Xóa danh sách: Chọn “Xóa danh sách từ khóa phủ định” -> tích vào ô bên cạnh danh sách muốn xóa khỏi chiến dịch -> nhấp “Áp dụng”.

Google cần biết nội dung quảng cáo của bạn và bạn muốn hiển thị quảng cáo trong trường hợp nào, đó là lí do họ sử dụng các loại đối sánh từ khóa, trong đó bao gồm cả đối sánh cụm từ. Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách dùng, cách tối ưu và ưu nhược điểm của loại đối sánh này. Theo dõi TMS để tìm hiểu thêm về Google Ads nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one