Bất cứ doanh nghiệp nào khi sản xuất sản phẩm và đưa chúng ra thị trường đều phải có chiến lược sản phẩm phù hợp. Chiến lược sản phẩm là gì và làm sao để xây dựng chiến lược sản phẩm của riêng bạn? Cùng Truyền thông TMS tìm hiểu nhé!
Chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm không hoàn toàn giống với các chiến lược kinh doanh. Chúng tập trung vào bản thân các sản phẩm hơn là cách đưa sản phẩm ra thị trường và có được doanh thu cao. Vậy chiến lược sản phẩm là gì?
Chiến lược sản phẩm (hay còn gọi là product strategy) là hệ thống các mục tiêu về sản phẩm mà cấp quản lí đưa ra và các quyết định liên quan đến hoạt động giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đó.
Một chiến lược sản phẩm thường bao gồm cả việc xét đến bối cảnh môi trường, thị trường nhằm giúp doanh nghiệp đưa ra các hướng hành động thích hợp.
Xét khía cạnh vận hành doanh nghiệp, lợi ích của chiến lược sản phẩm là gì? Nó giúp họ thống nhất về tầm nhìn chung và giữ cho mọi bộ phận liên quan đều tập trung vào một mục đích, có chung cách làm và đạt hiệu quả cao nhất.
5 bước xây dựng chiến lược sản phẩm
Quy tắc xây dựng chiến lược sản phẩm là gì? Thực chất không có quy tắc cố định hay công thức cứng nhắc nào với chiến lược sản phẩm. Nói cách khác, điều bạn nên làm là áp dụng một số gợi ý giúp mình tự khai thác cảm hứng của bản thân để tìm ra hướng xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp.
Các cách giúp hình thành chiến lược sản phẩm là gì? Hãy tham khảo 5 bước dưới đây!
Trò chuyện với khách hàng
Việc phát triển chiến lược sản phẩm trong nội bộ không mang lại kết quả cao. Bạn cần bước ra khỏi công ty, tìm đến người tiêu dùng và xác định cơ hội phát triển của sản phẩm. Bởi một sản phẩm sẽ thành công khi có quy trình đánh giá phù hợp, xác định các cơ hội tồn tại trong thị trường, những rủi ro và đối thủ phải cạnh tranh.
Lời khuyên cho người hoạch định chiến lược sản phẩm là gì?
Đánh giá sản phẩm ở góc độ người dùng giúp nhà hoạch định chiến lược không sa vào xây dựng chiến lược sản phẩm chỉ thỏa mãn các tiêu chí cá nhân. Hãy luôn giữ thắc mắc “người tiêu dùng nằm ở đâu trong chiến lược sản phẩm?” để không quên đi vai trò quan trọng của họ.
Bên cạnh đó hãy lắng nghe và lấy ý kiến của tất cả các bộ phận tiếp xúc, liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm. Lúc này bạn sẽ có cái nhìn toàn diện về những lợi thế mình đang có và làm sao để phát huy chúng.
Phát triển tầm nhìn trước khi vạch chiến lược sản phẩm
Xác định tầm nhìn rồi mới đi vào chi tiết là cách làm hiệu quả, giữ cho các nội dung của chiến lược được nhất quán và hướng đến mục tiêu chung. Khi xác định tầm nhìn trước, xác quyết định liên quan đến sản phẩm được đưa ra một cách hợp lý và có cơ sở chiến lược hơn.
Đặc biệt khi làm việc với các cấp quản lý, xác định tầm nhìn trước khi vạch ra chiến lược sản phẩm giúp bạn đạt được sự đồng thuận cao, tăng tính thuyết phục,
Xác định mục tiêu sản phẩm
Sau khi xác định tầm nhìn, bước tiếp theo trong lộ trình hoạch định chiến lược sản phẩm là gì?
Hãy sử dụng tầm nhìn mà bạn đã thiết lập để xác định các mục tiêu chính, những điều mà bạn muốn sản phẩm đạt được. Ví dụ: thu hút khách hàng tiềm năng mới và cải thiện vòng đời khách hàng.
Bên cạnh đó, mục tiêu sản phẩm xác định dựa trên tầm nhìn chiến lược được xem như thước đo để đánh giá liệu sản phẩm đang làm tròn nhiệm vụ hay cần được điều chỉnh. Khi có được mục tiêu này, bạn có thể đưa ra các quyết định về tính năng, chức năng cũng như những khía cạnh khác của sản phẩm mà mình sẽ xây dựng.
Dùng mục tiêu để định hướng lộ trình
Chúng ta đang đi từ các bước khái quát đến cụ thể, từ tầm nhìn đến mục tiêu và hiện tại là định hướng lộ trình. Đây là cách hiệu quả giúp bạn kiểm soát tính thống nhất, logic và có cơ sở của những nội dung mà mình trình bày trong chiến lược sản phẩm.
Định hướng lộ trình trong chiến lược sản phẩm là gì? Định hướng lộ trình là xác định và đặc ra các cột mốc để lấy đó làm hướng dẫn phát triển sản phẩm. Bởi đã có mục tiêu được tìm ra ở bước trước, hãy chuyển mục tiêu đó sang những yếu tố cụ thể hơn, những yếu tố ảnh hưởng đến việc giúp sản phẩm đạt được mục tiêu. Lúc này bạn sẽ có sơ bộ hướng lộ trình sản phẩm.
Dùng tầm nhìn sản phẩm để kiểm tra kế hoạch
Đến giai đoan này, bạn đã có tầm nhìn chiến lược, xác định được mục tiêu sản phẩm cũng như có sơ bộ lộ trình phát triển. Bước cuối cùng của chiến lược sản phẩm là gì?
Khâu quan trọng cuối cùng trong việc hoạch định chiến lược sản phẩm là dùng tầm nhìn xác định từ đầu để đánh giá, kiểm tra kế hoạch của bạn. Mặc dù theo cách hoạch định chiến lược đi từ khái quát đến chi tiết, kế hoạch của bạn sẽ có sự thống nhất và cơ sở lí luận, song mọi thứ đều có khả năng thay đổi khi đưa vào triển khai.
Yếu tố có thể tác động đến tính thực tiễn của chiến lược sản phẩm là gì? Chúng là: mức độ nguồn lực, hành vi và các bước đi của đối thủ, công tác quản lý và triển khai, mức độ ưu tiên,… Vì vậy hãy chắc chắn bạn xác định tầm nhìn ngay từ đầu, đồng thời luôn dùng chúng để điều chỉnh các hoạt động trong kế hoạch sản phẩm.
Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được chiến lược sản phẩm là gì cũng như tham khảo 5 bước hoạch định chiến lược được chúng tôi gợi ý. Theo dõi TMS để câp nhật thêm thông tin hữu ích về chủ đề này nhé!
Xem thêm:
Marketing cho doanh nghiệp B2B: Chiến lược nào hiệu quả?