Doanh nghiệp của bạn đầu tư rất nhiều tiền bạc và thời gian để xây dựng thương hiệu nhưng kết quả thu về lại chẳng tương xứng: không có khách hàng, doanh thu lẹt đẹt, không có chỗ đứng trên thị trường,…Do đó, đây là lúc bạn cần một chiến lược marketing trong kinh doanh để có những bước đi đúng đắn trong việc nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp mình.
Tổng quan về chiến lược marketing trong kinh doanh
Định nghĩa
Chiến lược marketing trong kinh doanh là một bản kế hoạch tổng hợp những quy trình để doanh nghiệp đưa sản phẩm/doanh nghiệp của mình tiếp cận người dùng. Từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi, biến người dùng thành những khách hàng sẵn sàng chi tiền để sở hữu sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Một chiến lược marketing trong kinh doanh sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:
- Value proposition (tuyên bố giá trị của doanh nghiệp)
- Thông điệp chính về sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
- Các thông tin liên quan đến khách hàng và thị trường mục tiêu.
- Phương pháp thực hiện chiến lược.
Lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing
Một chiến lược marketing trong kinh doanh được ví như bản thiết kế trong xây dựng vì nó cung cấp đầy đủ thông tin về cấu trúc và định hình mức chi phí. Do đó tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược marketing hoàn chỉnh là rất lớn, cụ thể:
- Giúp cho doanh nghiệp tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu.
- Tiết kiệm ngân sách một cách tối đa.
- Giúp doanh nghiệp đi đúng hướng trong khâu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường và quyết định đến khả năng tiếp cận khách hàng của sản phẩm.
- Quản lý hoạt động của doanh nghiệp hiệu quả và phân bổ nguồn lực hợp lý.
Cách xây dựng chiến lược marketing trong kinh doanh
Bước 1: Xác định mục tiêu và nguồn lực của doanh nghiệp
-
Mục tiêu
Việc xác định được mục tiêu kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp tập trung mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu.
Doanh nghiệp thường sẽ xác định được hai loại mục tiêu tùy thuộc vào nguồn lực của mình: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn. Dù về bản chất có khác nhau nhưng cả 2 mục tiêu này đều hướng đến việc gia tăng lợi nhuận và nâng tầm vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
-
Nguồn lực
Nguồn lực của doanh nghiệp thường được chia làm hai loại và doanh nghiệp cần phải quản lý phân bổ hai nguồn lực này một cách phù hợp để đảm bảo cho sự thành công của một chiến lược marketing trong kinh doanh.
- Nguồn lực tài chính: ngân sách mà doanh nghiệp có thể chi cho các hoạt động marketing.
- Nguồn lực con người: đội ngũ nhân viên, quản lý các cấp,…
Bước 2: Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Việc thu thập thông tin khách hàng rất đa dạng, doanh nghiệp có thể dùng các bản khảo sát ý kiến khách hàng hay sử dụng các trang mạng xã hội,…
Các doanh nghiệp cần phải tìm ra câu trả lời cho các mục sau:
- Độ tuổi của nhóm khách hàng mục tiêu.
- Giới tính nam hay nữ.
- Trình độ học vấn của khách hàng.
- Công việc chủ yếu của khách hàng.
- Mức thu nhập nằm trong khoảng bao nhiêu.
- Tình trạng hôn nhân
- Các yếu tố khách quan tác động đến quyết định mua hàng.
- Lý do khiến khách hàng tìm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
- Những yêu cầu khác của khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp
Bằng việc tìm hiểu kỹ càng các thông tin ở trên, doanh nghiệp sẽ tìm thấy hướng tiếp cận khách hàng mục tiêu một cách hợp lý nhất, như cách xưng hô, mức giá sản phẩm. phương thức liên hệ (email, gọi điện) hay tung ra các chương trình khuyến mãi phù hợp để thúc đẩy sức mua của khách hàng.
Bên cạnh đó, bước đi này còn giúp doanh nghiệp tối ưu các chi phí và nguồn lực vì đã xác định được đúng phân khúc khách hàng mà mình cần phục vụ.
Bước 3: Xác định và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Muốn thương hiệu của mình trở nên nổi bật và có chỗ đứng trên thị trường, doanh nghiệp cần phải xác định đối thủ cạnh tranh đang phân phối sản phẩm/dịch vụ tương tự với mình.
Việc phân tích và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được những chiến lược truyền thông, phương pháp truyền đạt nội dung và cách thức vận hành các kênh marketing của đối thủ. Để từ đó doanh nghiệp có thể nhận định những lợi thế và bất lợi của mình so với đối thủ và thu thập những ý tưởng hay cho chiến lược của mình.
Bước 4: Xây dựng ngân sách cho chiến lược marketing trong kinh doanh
Dựa trên các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra (tài chính, mở rộng thị trường, độ phổ biến của thương hiệu,…) thì doanh nghiệp có thể xây dựng một bản kế hoạch chi tiêu cho mỗi mục tiêu cụ thể.
Việc xác định rõ từng khoản chi cho mỗi mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp không gặp khó khăn trong quá trình giải ngân. Đồng thời nhận định được mục tiêu nào nên thực hiện trước và ít tốn chi phí nhất, nhưng vẫn mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
Bước 5: Lựa chọn phương tiện truyền thông
Mục tiêu hàng đầu của một chiến lược marketing trong kinh doanh luôn là quảng bá sản phẩm/dịch vụ ra thị trường tiềm năng và thu về lợi nhuận lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần lựa chọn phương tiện truyền thông marketing phù hợp để truyền tải thông điệp tiếp thị của mình đến với khách hàng.
Những phương tiện truyền thông marketing phổ biến nhất hiện nay:
- Quảng cáo trên mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo,…)
- Sử dụng các dịch vụ quảng cáo trả phí (Facebook Ads, Google Ads,…)
- Email Marketing.
- SMS Marketing.
- TV, kênh báo chí,…
Như vậy thông qua bài viết này, Truyền thông TMS đã chia sẻ cho các bạn cách để xây dựng một chiến lược marketing trong kinh doanh mang lại hiệu quả tối đa cả về danh tiếng lẫn lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp kịp thời nhé!