Để đảm bảo cho sự thành công của một chiến lược marketing thì trước tiên doanh nghiệp cần biết về cách lên kế hoạch marketing nhằm tập trung tối đa vào nguồn lực và phân bổ công việc một cách khoa học và hiệu quả. Trong bài viết này, TMS Digital Marketing sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm thật hoàn chỉnh và chuyên nghiệp, cùng theo dõi nhé!
Tổng quan về cách lên kế hoạch marketing
Định nghĩa
Trước khi muốn thực hiện cách lên kế hoạch marketing thì bạn cần biết định nghĩa về kế hoạch này. Kế hoạch marketing (marketing plan) là một bản kế hoạch gồm các hoạt động, nội dung để điều hành các hoạt động marketing của doanh nghiệp. Cụ thể:
- Mục tiêu.
- Nhiệm vụ.
- Phân tích tình huống.
- Sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp.
- Thị trường mục tiêu.
- Các chương trình quảng cáo cho hoạt động marketing, ngân sách, thời gian thực hiện,…
Một kế hoạch marketing thường được chia làm 2 loại:
- Kế hoạch ngắn hạn: Bao gồm những nội dung cụ thể, chi tiết xuyên suốt quá trình.
- Kế hoạch dài hạn: Bao gồm những hoạt động marketing mang tính lâu bền và tổng quát hơn.
Tầm quan trọng của việc lên kế hoạch marketing
- Xác định được thị trường mục tiêu và khách hàng mục tiêu.
- Xác định và đo lường khả năng của các đối thủ cạnh tranh.
- Lập marketing cho một sản phẩm còn giúp định hướng mọi nhân viên cùng theo một hướng nhất định nhằm tập trung marketing cho sản phẩm đó.
- Giúp doanh nghiệp vạch ra được một chiến lược tiếp cận và đáp ứng nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu.
- Tính toán được ngân sách cần chi cho các hoạt động marketing, giúp giảm nguy cơ thất thoát và lãng phí.
Quá trình lên kế hoạch marketing chi tiết nhất
Phân tích chiến lược marketing và thị trường
Đây là một bước quan trọng trong cách lên kế hoạch marketing. Phân tích chiến lược marketing và thị trường giúp doanh nghiệp:
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của thị trường lên nhu cầu tiêu dùng (cơ cấu, quy mô, tác động và xu hướng thay đổi của marketing) .
- Có cái nhìn tổng quan hơn về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp (Chiến lược, thị phần, ưu và nhược điểm của đối thủ). Từ đó xác định được khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp trên thị trường ngành.
- Vị trí và khả năng tiếp cận khách hàng (địa phương, khu vực, quốc gia à quốc tế).
Phân tích SWOT
Phân tích SWOT bao gồm: điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weaknesses), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats).
Quá trình phân tích SWOT sẽ giúp doanh nghiệp thu thập được những thông tin chi tiết về các vấn đề tiềm ẩn và quan trọng có thể hành hưởng một cách trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp. Cụ thể:
- Điểm mạnh (Strengths): Những điều doanh nghiệp bạn đang làm tốt. Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cung cấp so với những sản phẩm của đối thủ,…
- Điểm yếu (Weakness): Những thiếu sót của doanh nghiệp. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng thành công của doanh nghiệp (nguồn lực hạn chế, ngân sách không dồi dào…).
- Cơ hội (Opportunities): Thị trường đang chờ doanh nghiệp khám phá, tiềm năng phát triển của sản phẩm trên thị trường,..
- Thách thức (Threats): Những trở ngại doanh nghiệp có thể gặp và cách đối phó.
Xác định mục tiêu marketing
Muốn lập kế hoạch marketing cho một sản phẩm thì trước tiên doanh nghiệp cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Mục tiêu chịu sự chi phối và quản lý của chiến lược doanh nghiệp.
- Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng logic và có thể đo lường.
- Mục tiêu cần có thời gian thực hiện cụ thể.
- Mục tiêu cần phải đồng bộ và được sắp xếp theo mức độ quan trọng
Xác định thị trường mục tiêu
Xác định được thị trường mục tiêu càng sớm thì các chiến thuật marketing của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Thị trường mục tiêu sẽ bao gồm những đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn nhất cho doanh nghiệp. Dựa trên các phân tích nhân khẩu học và lối sống của thị trường, doanh nghiệp có thể:
- Xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai.
- Xác định Nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
- Xác định chiến lượng marketing phù hợp để tiếp cận nhóm khách hàng này.
Xây dựng chiến lược Marketing Mix
Chiến lược này giúp doanh nghiệp có thể tìm đúng kênh phân phối và tiếp thị quảng cáo, đồng dễ dàng kiểm soát và tác động vào thị trường mục tiêu của mình.
-
Chiến lược sản phẩm
Xác định mọi yếu tố của sản phẩm cần tung ra thị trường : danh mục, chủng loại, nhãn hiệu, tên gọi, bao bì, đặc tính và dịch vụ khách hàng.
-
Chiến lược giá
Xác định phương pháp định giá, mục tiêu chiến lược giá cụ thể cho doanh nghiệp.
-
Chiến lược phân phối
Xác định các trung gian trong kênh phân phối và thiết lập được kênh phân phối, phương thức vận chuyển phù hợp cho sản phẩm.
-
Chiến lược xúc tiến
Tại đây, doanh nghiệp có thể xây dựng các chiến lược truyền thông và quảng bá phù hợp cho sản phẩm.
Xác định ngân sách
Việc lên kế hoạch marketing thật hiệu quả đến từ khả năng chi tiêu hợp lý và tiết kiệm tối đa ngân sách nhưng vẫn thu hút được sự chú ý đến từ khách hàng.
- Xác định điểm hòa vốn: Thời điểm mà công ty bắt đầu tạo ra lợi nhuận.
- Dự báo doanh thu: Mức doanh thu dự kiến mà công ty sẽ đạt được khi thực hiện kế hoạch marketing.
- Dự báo chi phí cho marketing: Tổng ngân sách cần chi cho các hoạt động marketing.
Trên đây là hướng dẫn của TMS về cách lên kế hoạch marketing chi tiết và hứa hẹn đem lại rất nhiều lợi ích cả về ngắn hạn lẫn dài hạn cho doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được những tư vấn nhanh chóng và chu đáo nhất nhé!
No schema found.