Nếu là một nhà quản trị website chưa có nhiều kinh nghiệm, ắt hẳn sẽ có lúc bạn phải bối rối khi website của mình bay ra khỏi trang kết quả tìm kiếm của Google hoặc rớt hạng đột ngột trên SERPs. Đây chính là dấu hiệu cho thấy website của bạn đã bị Google phạt. Vậy đâu là những cách kiểm tra website có bị Google phạt hiệu quả nhất? Cùng tìm hiểu nhé!
Những lý do khiến website bị Google phạt
Trước khi đi tìm hiểu kỹ hơn về những cách kiểm tra website có bị Google phạt thì bạn cần biết nguyên nhân khiến website của bạn gặp rắc rối với công cụ tìm kiếm này.
Kỹ thuật Blackhat
Đây là hành động tương đối “mập mờ” mà Google nhận thấy tại website của bạn. Cụ thể, nội dung mà bạn đăng tải lên website không được hiển thị đầy đủ đến người đọc, mục đích là nhằm điều hướng người đọc đến một trang nào đó để bạn kiếm lợi nhuận cho mình.
Chính vì vậy, trải nghiệm của người dùng bị giảm sút, còn website của bạn có nguy cơ cao bị thuật toán “Google Panda” của Google sờ gáy.
Spam
Google cũng đã cập nhật thuật toán Penguin và Payday Loan để phát hiện, cắt giảm những liên kết không tự nhiên và tên miền có dấu hiệu spam (tên miền giống với từ khóa) trong trên website của bạn.
Duplicate content
Duplicate content hay content trùng lặp là một trong trong những lý do quan trọng khiến bạn phải tìm cách kiểm tra website có bị Google phạt.
Cụ thể, nếu bất kỳ bài đăng nào trên website của bạn bị Google phát hiện là copy y nguyên nội dung của một website khác thì sớm muộn gì cũng sẽ bị Google phạt. Để tránh gặp phải tình trạng này thì bạn cần kiểm tra độ của mọi bài viết trước khi đăng tải lên website.
Tốc độ tải trang web chậm
Tốc độ tải trang (loading page) chính là một trong những tiêu chí để Google đánh giá xem liệu có nên cho website của bạn leo TOP không. Chính vì vậy, nếu tốc độ tải trang chậm, mang lại trải nghiệm không tốt cho người dùng trong một thời gian dài thì sẽ khiến trang web bị Google đánh giá thấp. Từ đó website của bạn sẽ rớt hạng, thậm chí là bị Google cho “ăn” phạt.
Những cách kiểm tra website có bị Google phạt hay không
Kiểm tra traffic
Lượng traffic cao chứng tỏ website của bạn thu hút được số lượng người truy cập lớn nhờ vào những nội dung đầy giá trị mà website bạn cung cấp. Đây chính là cơ sở để website leo TOP Google nhanh chóng.
Tuy nhiên sẽ có lúc bạn nhận thấy lượng traffic của mình bị giảm đáng kể, do đó việc tiến hành tìm hiểu lý do dẫn đến tình trạng này là cách kiểm tra website có bị Google phạt đơn giản và hiệu quả.
Kiểm tra blacklist của Google
Vào một ngày đẹp trời nào đó, website của bạn lại bị Google vô tình hay cố ý liệt vào blacklist. Vì vậy bạn hãy làm theo các bước sau để kiểm tra:
- Bước 1: Truy cập link: https://www.google.com/safebrowsing/diagnostic?site= tenmien
- Bước 2: Tại ô “Kiểm tra trạng thái trang web” bạn điền địa chỉ URL website của mình vào.
- Bước 3: Kiểm tra kết quả được hiển thị trên màn hình.
Kiểm tra content bị trùng lặp
Như đã nói ở trên, content trùng lặp chính là nguyên nhân chủ yếu khiến website của bạn bị Google sờ gáy, và cách kiểm tra website có bị phạt hiệu quả nhất chính là kiểm tra mức độ trùng lặp content.
Để làm được điều này, bạn có thể thêm &filter=o vào cuối URL của các bài viết trong website, và nếu bài viết vẫn xuất hiện thì chứng tỏ bạn đã bị Google phạt.
Kiểm tra file Robots.txt
Hãy làm theo những bước sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra liệu file robots.txt bị lỗi gì hay đang chặn Google Index URLs hay không, nếu có thì hãy gỡ ra.
- Bước 2: Kiểm tra Meta robots xem đang để lệnh NOINDEX hay INDEX, nếu là NOINDEX thì hãy đổi thành INDEX.
Kiểm tra link và mật độ từ khóa của website
Một cách kiểm tra website có bị Google phạt hiệu quả khác đó là rà soát tất cả đường link từ bên ngoài trỏ về website để xem liệu có dính bất kỳ lỗi nào của Google hay không.
Bên cạnh đó, nếu bài viết trong website cố nhồi nhét quá nhiều từ khóa hay anchor text giống nhau thì rất dễ bị Google để mắt đến và cho ngay một vé phạt.
Những cách để giúp website tránh bị Google phạt
Thông qua những cách kiểm tra website có bị Google phạt ở trên, bạn sẽ biết được lý do vì sao mà website của mình lại tụt hạng đột ngột hay thậm chí là biến mất khỏi trang kết quả tìm kiếm.
Vậy làm thế nào để giúp website tránh khỏi việc nhận việc vé phạt từ Google?
- Tuân thủ các chính sách và nguyên tắc tìm kiếm của Google.
- Xây dựng những nội dung chất lượng, ấn tượng và có độ unique cao.
- Hãy chuyển trạng thái website từ Blackhat thành Whitehat.
- Tăng cường các lớp bảo mật cho website.
- Thường xuyên kiểm tra nội dung và các liên kết của website.
- Theo dõi và cập nhật thường xuyên thuật toán của Google để cải thiện chất lượng website.
Trên đây là chia sẻ của Truyền thông TMS về những cách kiểm tra website có bị Google phạt đơn giản và hiệu quả nhất. Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!