Bạn vừa mới khởi nghiệp? Bạn đang sở hữu một doanh nghiệp và muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình sang một thị trường mới? Vậy thì các phương thức thâm nhập thị trường mới chính là vấn đề mà bạn cần quan tâm để định hướng cho mình một chiến lược kinh doanh có định hướng đúng và tỷ lệ rủi ro thấp.
Thế nào là thâm nhập thị trường?
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về các phương thức thâm nhập thị trường mới thì trước tiên bạn cần có những hiểu biết cơ bản về hoạt động thâm nhập thị trường.
Thâm nhập thị trường hay market penetration là việc bán thành công sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cho những khách hàng mục tiêu tại thị trường mới. Ngoài ra, nó còn được xem là một thước đo cho tiềm năng phát triển của doanh nghiệp, vì nếu phần trăm tổng số lượng sản phẩm/dịch vụ được bán ra chiếm tỷ lệ cao trên tổng quy mô thị trường mục tiêu thì tức là doanh nghiệp đang dần dần khẳng định được một vị thế vững chắc tại thị trường ấy.
(Ví dụ: Một hãng điện thoại năm ngoái chỉ bán được 20 triệu chiếc điện thoại tại thị trường có tổng 100 triệu dân, thì sang năm thứ 2 con số này đã tăng lên thành 60/100).
Khi nào nên áp dụng các phương thức thâm nhập thị trường?
Một khi đã xác định được thị trường tiềm năng của mình, doanh nghiệp sẽ cần đến các phương thức thâm nhập thị trường tại giai đoạn giới thiệu sản phẩm để hoạch định cho mình những chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất. Cũng như xác định tiềm năng tại thị trường ấy và tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ.
Vậy cụ thể khi nào nên áp dụng các phương thức thâm nhập thị trường?
- Khi doanh nghiệp muốn tầm ảnh hưởng đang dần lớn tại thị trường tỷ lệ thuận với doanh thu đạt được, từ đó tạo các lợi thế cạnh tranh cơ bản cho doanh nghiệp.
- Chi phí cho các hoạt động marketing và doanh số bán hàng tại các thị trường cũ có tự tương quan với nhau.
- Dần chiếm được thị phần từ tay đối thủ, tức lượng tiêu thụ toàn ngành đang tăng lên một cách đáng kể.
- Khi thị trường vẫn chưa bão hòa, tức là chưa đến mức chật chội, các doanh nghiệp đang có mặt tại thị trường vẫn chưa chiếm phần lớn thị phần.
Những phương thức thâm nhập thị trường phổ biến nhất hiện nay
Mở rộng kênh phân phối
Một trong các phương thức thâm nhập thị trường được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất chính là đa dạng kênh phân phối sản phẩm của mình để tối ưu hóa công đoạn chuyển hàng đến tay khách hàng. Cụ thể có những kênh phân phối sau:
- Kênh tiêu dùng trực tiếp: Chỉ có sự góp mặt của nhà sản xuất và người tiêu dùng. Tức nhà sản xuất sẽ trực tiếp chuyển hàng đến tay người dùng mà không cần phải qua nhà phân phối trung gian nào.
- Kênh phân phối truyền thống: Kênh phân phối này khiến sản phẩm sẽ trải qua nhiều cấp bậc trước khi đến tay khách hàng. Từ nhà bán sỉ, bán lẻ (Đại lý, siêu thị, chợ truyền thống, cửa hàng tạp hóa,…) rồi mới đến khách hàng cuối cùng.
- Kênh phân phối hỗn hợp: Với kênh phân phối này, doanh nghiệp có thể kết hợp 2 kênh phân phối trên để tạo ra một hệ thống phân phối đa dạng thống nhất. Đồng nghĩa với việc tăng khả năng tiếp cận với khách hàng.
Phát triển kênh bán hàng trực tuyến
Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của internet, kinh doanh online quả thực là một miếng mồi không thể chối từ dành cho mọi doanh nghiệp, nhất là trong thời buổi đại dịch Covid-19 đang hoành hành.
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu rõ hơn về khách hàng mục tiêu của mình. Cũng như triển khai các chiến lược quảng bá online cho sản phẩm/dịch vụ để tiếp cận được nhiều khách hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách tối ưu hơn.
Có rất nhiều kênh truyền thông online cho doanh nghiệp lựa chọn để kinh doanh như website, mạng xã hội, báo điện tử,….
Nhượng quyền thương mại
Một trong các phương thức thâm nhập thị trường khác đang trở thành xu hướng mới đó là nhượng quyền thương mại. Với phương pháp này, chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ ủy quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ của mình cho các đại lý liên kết hay bên nhượng quyền.
Bên được nhượng quyền sẽ có thể hoạt động phân phối sản phẩm dưới tên thương hiệu của doanh nghiệp mẹ. Đặc biệt mọi sản phẩm. đội ngũ chuyên gia, cách thức vận hành và trang thiết bị đều được doanh nghiệp mẹ cung cấp. (Ví dụ: Pizza Hut, Lotteria, Highlands,…).
Điều này sẽ cho phép doanh nghiệp mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên thị trường mục tiêu và khắc sâu vào tâm trí khách hàng hình ảnh thương hiệu. Chẳng hạn khi nhắc đến cửa hàng thức ăn nhanh thì ta có thể nghĩ ngay đến Lotteria hay Pizza Hut vì 2 thương hiệu này xuất hiện ở khắp mọi nơi.
Hợp đồng chìa khóa trao tay
Đây là một phương pháp thâm nhập thị trường thường được áp dụng trong lĩnh vực xây dựng. Cụ thể các nhà thầu sẽ đưa ra những lựa chọn tối ưu cho các chủ đầu tư, và khi nhận được quyền thầu dự án đó thì nhà thầu sẽ thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình.
Sau khi dự án được hoàn thành, nhà thầu sẽ bàn giao lại dự án cho chủ đầu tư và nhận tiền công như thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên.
Liên doanh
Các doanh nghiệp hoạt động cùng, thậm chí là khác lĩnh vực có thể liên doanh với nhau để thành lập một sản phẩm/dịch vụ mới nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho nó.
Ví dụ: Tập đoàn BMW và Brilliance China Automotive Holdings Ltd. đã thành lập một liên doanh có tên là BMW Brilliance Automotive Ltd. để sản xuất và bán xe BMW tại Trung Quốc.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã gửi đến các bạn các phương thức thâm nhập thị trường được nhiều doanh nghiệp lựa chọn nhất hiện nay. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!