Những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành công tại Việt Nam

Đề xuất, xây dựng và triển khai chiến lược kinh doanh là một kỹ năng mà mọi chủ doanh nghiệp cần có để đưa tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình phát triển bền vững, khẳng định vị thế trên thị trường và tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ. Vậy đâu là những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành công nhất tại Việt Nam mà bạn có thể học hỏi và áp dụng cho doanh nghiệp của mình? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò gì? 

Tạo ra định hướng phát triển dài hạn cho doanh nghiệp

Đôi lúc doanh nghiệp không thể tránh khỏi tình trạng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp mình không định hướng và xác định được những bước đi đúng đắn nhằm phát triển lâu dài mà chỉ tập trung vào cái lợi trước mắt. Do đó rất dễ dẫn đến thất bại.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chính vì vậy, việc tái xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản và chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chính xác hơn cho những hoạt động của mình. Đồng thời tăng khả năng thích nghi với những biến động của thị trường, từ đó đảm cho sự phát triển bền vững và dài hạn cho doanh nghiệp.

Tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp còn có vai trò nắm bắt những cơ hội và dự đoán những rủi ro trên thị trường kinh doanh để doanh nghiệp xây dựng bước đi hợp lý và an toàn nhất. Một khi đã nắm bắt tốt những cơ hội trên thị trường kết hợp với nguồn lực sẵn có, công việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ phát triển thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Tăng cường lợi thế cạnh tranh 

Cạnh tranh là động lực của sự phát triển, các doanh nghiệp ngày nay đang cạnh tranh với đối thủ của mình không chỉ về giá cả, chất lượng, marketing,…mà còn cạnh tranh về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Một chiến lược được xây dựng chỉn chu và có định hướng rõ ràng sẽ giúp doanh nghiệp luôn là “người tiên phong” trong mọi xu hướng kinh doanh trên thương trường đầy khốc liệt. 

Top chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành công tại Việt Nam

Chiến lược kinh doanh của Vinamilk

Hiện nay, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sữa hàng đầu Việt Nam này là tập trung đầu tư mạnh vào việc mở rộng quy trình sản xuất và phát triển chất lượng sản phẩm. Kết hợp với chiến lược xây dựng và phân phối sản phẩm đã được hình thành từ những ngày mới thành lập. Tất cả nhằm tăng độ phủ sóng của sữa Vinamilk trên thị trường nội địa và quốc tế, từ đó có thể cạnh tranh về giá bán với những đối thủ khác.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Ngoài ra chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Vinamilk còn chú trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để vừa thu hút khách hàng, vừa giảm tối đa rủi ro cho doanh nghiệp nhờ độ phủ sóng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các chiến lược marketing cực hợp lý của Vinamilk còn góp phần xây dựng thương hiệu một cách vững chắc. 

Chiến lược kinh doanh của Viettel

Có thể nói rằng Viettel chính là doanh nghiệp đặt nền móng cho sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam. Từ những ngày đầu chỉ định hướng cung cấp thuê bao di động giá rẻ thì cho đến nay, nhờ vào những bước đi sáng suốt và thích nghi tốt với biến động thị trường, Viettel đã trở thành tập đoàn viễn thông và công nghệ lớn nhất tại Việt Nam.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Viettel luôn hiểu đúng và đủ những gì khách hàng cần, đồng thời phát hiện và xử lý nhanh chóng những rủi ro phát sinh thông qua chính sách chăm sóc khách hàng thân thiện. Tất cả nhằm thể hiện rằng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp này luôn chú trọng nâng cao trải nghiệm của khách hàng, đây chính là cơ sở làm nên sự phát triển mạnh mẽ của Viettel trong gần 20 năm qua. 

Chiến lược kinh doanh của TH True Milk

Bên cạnh Vinamilk thì TH True Milk cũng là một thương hiệu sữa được đông đảo người dùng Việt ưa chuộng và chiếm được một thị phần đáng kể trên thị trường sữa tại Việt Nam. Tất cả nhờ vào việc lấy khẩu hiệu “sữa sạch tiệt trùng” làm chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp này.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

TH True Milk luôn đảm bảo mang đến cho người dùng Việt những sản phẩm sữa tươi ngon lành và sạch sẽ nhất nhờ việc đầu tư lớn cho nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng và quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

Chiến lược kinh doanh của Coca-cola

Vừa rồi chúng ta đã điểm qua sự thành công của 3 doanh nghiệp thuần Việt, còn bây giờ thì hãy bàn về Coca Cola – thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên toàn thế giới.

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Thức uống giải khát của Coca Cola đã len lỏi vào thị trường Việt Nam từ thế kỷ trước và đến bây giờ họ vẫn đang duy trì được vị thế của mình. Bên cạnh sự sáng suốt trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp này, Coca Cola cũng rất tích cực triển khai các chiến lược truyền thông tại thị trường Việt Nam để cạnh tranh với những thương hiệu lớn khác như Pepsi, 7up,…và phần lớn đều mang lại hiệu quả cực cao về khía cạnh tài chính lẫn hình ảnh thương hiệu. 

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp bạn tìm hiểu thêm về những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành công nhất tại Việt Nam. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one