Bí quyết xây dựng chiến lược marketing hiệu quả nhất

Những định nghĩa về chiến lược marketing là gì đối với một marketer mà nói không còn quá xa lạ. Nếu như bạn là người mới chuyển ngành làm marketing, các từ ngữ, định nghĩa chuyên ngành bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên Google.

Vậy nên ta sẽ bỏ qua việc đưa ra định nghĩa học thuật hay phân tích “chiến lược marketing là gì?”. Mà thay vào đó là tìm hiểu tầm quan trọng cũng như xây dựng một chiến lược marketing phù hợp với sản phẩm dịch vụ của công ty, quy mô doanh nghiệp.

Chiến lược marketing nắm giữ vai trò gì?

Chiến lược marketing giúp doanh nghiệp định hướng mục tiêu, yếu tố,… để tiếp cận khách hàng hiệu quả hoặc xây dựng sự bền vững của thương hiệu. Các chiến lược marketing đều phải có mục tiêu, mục đích rõ ràng để có thể nắm rõ và đo lường tính hiệu quả.

Chiến lược marketing
Chiến lược marketing

Chính vì thế nên, vai trò của chiến lược marketing được thể hiện qua 5 yếu tố bắt buộc cần phải đặt ra:

– Mục tiêu cụ thể

– Định hướng xuyên suốt chiến dịch

– Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các giai đoạn

– Kiểm soát thất thoát tài chính

– Đo lường KPI.

Tất cả sẽ là cơ sở để marketer đưa ra các nhận định và ý tưởng cho các chiến lược marketing về sau.

Phương pháp triển khai chiến lược marketing

Marketing một chiều

Đây là cách vận hành sử dụng truyền thông để tìm kiếm khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ta dễ dàng nhìn thấy các nhân viên gửi bạn những tờ rơi quảng cáo về sản phẩm, các thông tin trên báo đài, cách thức liên hệ.

Marketing đa chiều

Ở phương pháp này, doanh nghiệp không chỉ sử dụng cách quảng cáo để lôi kéo khách hàng mà còn tạo ra các giá trị thiết thực, nội dung sáng tạo để gây ấn tượng nhằm thu hút khách hàng.

Khi xây dựng chiến lược marketing ta có 2 mô hình bất biến là 4P và marketing hỗn hợp. Đây là mô hình nền tảng để marketer có thể đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, chúng ta chỉ nên tập trung chủ yếu vào marketing 4P. Nó bao gồm 4 yếu tố cơ bản: Product (xác định sản phẩm đang bán là gì), Price(Giá thành như thế nào), Place(Nơi khách hàng có thể tìm mua sản phẩm/dịch vụ), Promotion(cách thức quảng bá đưa sản phẩm đến gần với người tiêu dùng).

Ở mô hình 7P hay còn được gọi lại phần mở rộng của 4P, ngoài 4 yếu tố đã kể trên sẽ kết hợp thêm 3 yếu tố khác là: Person (Nguồn nhân lực của doanh nghiệp), Process (Tiếp trình phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối), Physical Evidence (Các yếu tố xung quanh như tìm kiếm, nguồn vốn, tương tác,…).

Song song với đó, marketing hỗn hợp cũng là một trong các chiến lược marketing được ưa chuộng. Nó xây dựng dựa trên hoàn cảnh, mục tiêu theo từng giai đoạn giúp doanh nghiệp ứng biến và điều chỉnh phù hợp trong quá trình vận hành.

Đánh giá và nhìn nhận cách xây dựng chiến lược marketing từ các doanh nghiệp lớn

Các chiến lược marketing
Các chiến lược marketing

Những nhãn hàng lớn như Coca-Cola, Apple hay Starbucks,… đều có chiến lược theo một chủ đề xuyên suốt nhằm truyền tải thông điệp của doanh nghiệp. Đó là điều cần thiết nếu muốn tạo ấn tượng cho khách hàng. Những chiến lược marketing được xây dựng dựa trên nền tảng có sẵn như marketing inbound, marketing truyền miệng, marketing mạng xã hội,…

Ví dụ đơn giản nhất ta có thể nhìn vào cách xây dựng của Apple. Đây là thương hiệu điện thoại cao cấp và bán chạy nhất hiện nay. Apple vận dụng tối đa chiến lược marketing truyền miệng. Việc tạo ra lời đồn khi có bất kỳ sản phẩm mới khiến nhiều người bị thu hút.

Quay ngược thời gian trở về trước, chiếc iPhone cảm ứng đa điểm đầu tiên ra mắt đã tạo nên móng thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp smartphone. Cách mà Apple sử dụng để khiến sản phẩm thu hút sự chú ý bằng truyền thông và trải nghiệm người dùng. Thông tin chi tiết về sản phẩm được giữ kín và chỉ đưa nhỏ giọt gây tò mò.

Bên cạnh đó, sản phẩm của Apple được hoàn thiện chỉn chu mang đến trải nghiệm tốt. Không có những chiêu trò PR, chiến lược marketing vận dụng triệt để tâm lý “ăn theo”.

Đó chỉ là một trong những chiến lược marketing mang hiệu quả mà ta đang nhìn nhận. Tuy nhiên, để tạo dựng được nó, doanh nghiệp cần phải đánh giá và dự trù được kinh phí. Bên cạnh đó, tài chính, nguồn lực nhân sự nhạy bén.

Học hỏi và phân tích lại các chiến lược marketing đã thực hiện

chiến lược marketing
Chiến lược Marketing

Dành thời gian để phân tích, đánh giá lại những chiến lược marketing đã qua theo từng giai đoạn trong quá khứ. Nó là cơ sở để bạn thiết lập mục tiêu và các phương án dự phòng phù hợp. Không chỉ vậy, phân tích chiến lược marketing của các đối thủ cạnh tranh là điều quan trọng nhằm đưa ra các góc nhìn đa chiều.

Lời kết

Việc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả cần dựa trên những phân tích cơ sở cơ bản. Rút kinh nghiệm từ những chiến lược cũ là điều rất cần thiết để thành lập một chiến lược mới. Không những thế, dành thời gian nghiên cứu chiến lược marketing của đối thủ giúp cho ta dễ dàng nhìn ra được các góc nhìn thú vị.

Hãy thường xuyên theo dõi các bài viết trên của Truyền Thông TMS để cập nhật những kiến thức marketing hữu ích nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one