Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website là một trong những bước quan trọng trong quy trình thiết kế website bán hàng, website thương mại điện tử. Làm cách nào để tích hợp các hình thức thanh toán trực tuyến vào trang web? Cùng tìm hiểu nhé!
Lựa chọn cổng thanh toán trực tuyến phù hợp
Cổng thanh toán trực tuyến là gì?
Thanh toán trực tuyến, hay thanh toán online là một trong những chức năng cần có của mọi website kinh doanh, website thương mại điện tử hiện nay. Thanh toán trực tuyến cho phép người mua hàng thanh toán ngay lập tức thông qua website bằng các loại thẻ ngân hàng (có hỗ trợ Internet Banking), thẻ visa hay ví điện tử,…
Tích hợp thanh toán trực tuyến vào website đem lại cho khách hàng nhiều lựa chọn và giúp họ cảm thấy thoải mái, tiện lợi hơn khi mua sắm trên trang web của bạn.
Các cổng thanh toán trực tuyến phổ biến
Hiện nay, việc tích hợp thanh toán trực tuyến vào website dường như trở thành một tính năng không thể thiếu đối với các trang web thương mại. Vì vậy các cổng thanh toán trực tiếp liên tục được hình thành và phát triển, trong đó phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam là các cổng thanh toán:
- MoMo: MoMo là ví điện tử đầu tiên và cũng phổ biến nhất tại Việt Nam. Với ứng dụng MoMo trên điện thoại, bạn có thể thanh toán cho hầu hết các sản phẩm dịch vụ có hỗ trợ thanh toán trực tuyến, từ trả hóa đơn sinh hoạt, mua vé xem phim, nạp điện thoại,… đến mua hàng hóa trên các trang thương mại điện tử,…
- Paypal: Paypal thường được đăng ký và sử dụng với những ai thích mua hàng hóa từ nước ngoài bởi đây là cổng thanh toán quốc tế rất phổ biến. Bạn có thể liên kết với Paypal bằng thẻ visa debit hoặc credit.
- ZaloPay: Tương tự MoMo, ZaloPay là ví điện tử được sử dụng để thanh toán cho hầu hết các dịch vụ trực tuyến. Ứng dụng này được liên kết với mạng xã hội Zalo và cũng là cổng thanh toán Việt Nam được sử dụng rộng rãi.
- VNPay: VNPay từng là cổng thanh toán đi đầu trong việc sử dụng tính năng quét mã QR để thanh toán. Đồng thời ứng dụng này cũng liên kết với hơn 40 đối tác là các ngân hàng lớn nhỏ, tạo ra nhiều chương trình ưu đãi và khuyến mãi hấp dẫn.
- ShopeePay: Trước khi được Shopee đổi tên, cổng thanh toán này có tên Airpay. ShopeePay là lựa chọn hàng đầu khi doanh nghiệp tích hợp thanh toán trực tuyến vào website, đặc biệt là những doanh nghiệp có kênh kinh doanh trên sàn thương mại điện tử Shopee.
Cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào website
Có rất nhiều cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào website khác nhau. Tùy thuộc vào nền tảng website của bạn và cổng thanh toán mà bạn chọn. Trong bài viết này, chúng tôi chủ yếu hướng dẫn bạn tích hợp cổng thanh toán Paypal cho website xây dựng trên mã nguồn mở của WordPress.
Đối với website WordPress, bạn có thể tích hợp thanh toán trực tuyến vào website bằng cách cài đặt các plugin hỗ trợ tính năng này. Có hai plugin, là WP Easy Paypal Payment Accept và Woocommerce Vietnam Currency. Dưới đây là cách cài đặt cơ bản với plugin WP Easy Paypal Payment.
Đối với plugin này, đầu tiên bạn phải thực hiện một số bước để cài đặt tiến trình thanh toán thông qua Paypal. Thực hiện lần lượt như sau:
- Bạn tìm kiếm tên plugin trên plugin store của WordPress và tiến hành cài đặt bình thường.
- Vào phần cài đặt của plugin và điền email Paypal của mình vào.
- Ở mục Return URL from Paypal, bạn dán link dẫn đến trang sẽ xuất hiện sau khi khách hàng thanh toán thành công (ví dụ như trang cảm ơn khách hàng đã mua hàng).
- Sau khi hoàn tất thiết lập, nhấn Update Options.
Tuy nhiên để tích hợp thanh toán trực tuyến vào website, bạn còn cần cài đặt nút hiển thị chức năng thanh toán Paypal để khách hàng click vào. Tiến hành như sau:
- Ở giao diện cài đặt của WP Easy Paypal Payment Accept, bạn kéo xuống phần Plugin Usage. Tiếp theo, bạn cần phải click vào đường link màu xanh trong mục đó. Liên kết này dẫn đến trang tổng hợp các shortcut với nhiều công dụng khác nhau mà plugin đã lập trình sẵn.
- Copy đoạn shortcut với tính năng hiển thị nút thanh toán Paypal (như hình dưới) và dán vào bài đăng/ web page mà bạn muốn hiển thị nút thanh toán.
3. Điền đúng thông tin phù hợp trong format của đoạn shortcut để thông tin thanh toán hiển thị chính xác. Bạn có thể kiếm tra trước kết quả hiển thị với chức năng Xem thử của WordPress.
Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết cách tích hợp thanh toán trực tuyến vào website và có thể thực hiện thành công. Theo dõi TMS để tìm hiểu thêm về các mẹo, thủ thuật thiết kế và SEO website nhé!