Web app là một thuật ngữ tương đối lạ lẫm trong lĩnh vực digital marketing, thậm chí cả những lập trình viên dày dặn kinh nghiệm cũng không ít khi nhầm lẫn giữ loại web này với website. Hãy để truyền thông TMS giúp các bạn tìm hiểu một cách tổng quan về web application trong bài viết này nhé!
Web app là gì?
Web app hay web application là một ứng dụng được một tổ chức hay cá nhân thiết kế và lưu trữ trên một máy chủ từ xa, sau đó phân phối bằng internet thông qua các trình duyệt phổ biến hiện nay như Opera, Firefox, Chrome,…Người dùng khi truy cập vào web app có thể mua sắm, chia sẻ hình ảnh, đăng nhập, thanh toán,…
Hiểu một cách đơn giản, đây là một ứng dụng chỉ hoạt động theo thời gian thực trong trình duyệt web khi có kết nối internet, và người dùng có thể thực hiện rất nhiều hoạt động khác nhau trên web này để phục vụ mục đích của mình. Ví dụ về web app đó là: Email, các sàn thương mại điện tử, web chỉnh sửa ảnh, mạng xã hội,…
Ưu nhược điểm của web app
Ưu điểm
Đối với người dùng
- Khi thiết kế web app, doanh nghiệp có thể cho phép khách hàng của mình sử dụng trang web trên hầu hết mọi hệ điều hành như Windows, Linux, Mac OS,…và các trình duyệt phổ biến hiện nay như Chrome, Firefox, Edge,…
- Bên cạnh đó là sự tiện lợi khi sử dụng thiết bị di động để truy cập web app vì không cần phải phê duyệt cửa hàng ứng dụng. Đồng thời cung cấp khả năng phát hành bất kỳ lúc nào mà người dùng không cần cập nhật ứng dụng của họ.
- Có thể truy cập 24/7 từ bất kỳ thiết bị nào (desktop, laptop, điện thoại,…) để truy cập các dữ liệu cần thiết, miễn là có kết nối internet.
- Tiết kiệm tối đa dung lượng bộ nhớ vì người dùng không phải tải app về thiết bị của mình.
Đối với doanh nghiệp
- Khả năng truy cập và quản lý linh hoạt, cho phép nhân viên dễ dàng thao tác để tối ưu hóa năng suất công việc và tạo ra nhiều giá trị cho doanh nghiệp.
- Triển khai thành công các dự án web app chuyên nghiệp cũng là phương tiện hỗ trợ phát triển thương hiệu.
- Tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả vì không cần phải mua bản quyền hay đăng ký giấy phép như các phần mềm máy tính.
- Dễ dàng bảo trì và nâng cấp hệ thống vì cùng sử dụng một bộ mã trong toàn bộ ứng dụng. Đây là ưu thế cực lớn của việc web app so với website.
Nhược điểm
Tuy mang đến cho doanh nghiệp và người dùng nhiều lợi ích, nhưng những nhược điểm dễ thấy nhất khiến doanh nghiệp cần cân nhắc khi thiết kế và sử dụng web app là gì?
- Muốn sử dụng loại web này, đầu tiên và quan trọng nhất là phải có kết nối internet, còn không thì không thể truy cập.
- Tốc độ của web cũng ít khi được tối ưu tốt và có phần chậm hơn khi so với ứng dụng trên web cục bộ. Chẳng hạn có quá nhiều người truy cập cùng 1 lúc thì sẽ xảy ra hiện tượng giật lag, thậm chí sập web.
- Bảo mật dữ liệu cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều người, vì họ cho rằng dữ liệu được lưu trữ trong Cloud sẽ kém an toàn hơn so với việc sử dụng HTTPS.
Cách phân biệt web app và website
Khả năng tương tác
Với website: Người dùng chỉ có thể xem, nhìn và nghe những thông tin hữu ích được website cung cấp chứ không thể thực hiện bất kỳ một tác động nào khác.
Với web app: Ưu việt hơn rất nhiều, vì ngoài việc xem, đọc, nghe thông tin thì người dùng còn có thể thực hiện các thao tác dữ liệu bằng cách nhấn nút chức năng, gửi biểu mẫu, thực hiện giao dịch, mua sắm online, thiết kế hình ảnh, nhắn tin trực tuyến,… (Ví dụ mẫu web app: Nhắn tin với mọi người qua mạng xã hội Facebook hay tìm thông tin, mua bán sản phẩm qua Shopee)
Khả năng tích hợp
Với website: Tập trung vào việc cung cấp thông tin hữu ích cho người dùng hơn là các chức năng tích hợp. Dó ít có khả năng tích hợp các phần mềm và công cụ trực tuyến khác.
Với web app: Có khả năng tích hợp hiệu quả hơn nhiều khi so sánh với website vì được trang bị những tính năng phức tạp, đặc biệt là thường yêu cầu tương tác với hệ thống bổ sung để vận hành trơn tru các phần mềm (Ví dụ phần mềm CRM xuất hiện ở hầu hết web app phổ biến vì nó có vai trò hỗ trợ việc quản lý công việc bán hàng)
Khả năng xác thực thông tin
Với website: Hầu hết các website đều không yêu cầu người dùng phải xác thực thông tin mỗi khi truy cập, trừ khi trong website chứa nội dung nhạy cảm hay chỉ hướng đến một số đối tượng nhất định. Ngoài ra còn có kiểu khuyến khích người dùng đăng ký tài khoản để sử dụng “trọn gói” các tính năng được website cung cấp.
Với web app: Xác thực thông tin là một yêu cầu bắt buộc đối với mọi người dùng, hay cụ thể hơn đây là bước đăng nhập vào tài khoản đã đăng ký trước đó. Mục đích là nhằm giúp người dùng bảo mật thông tin và dữ liệu trong quá trình hoạt động của mình.
Ngôn ngữ lập trình của web app
Với sự phức tạp trong hệ thống cơ sở dữ liệu, cùng khả năng tích hợp nhiều phần mềm phụ để phục vụ công việc quản lý nên ngôn ngữ lập trình web app cũng tương đối phức tạp.
Ngôn ngữ Java
Ngôn ngữ lập trình này được sử dụng rất nhiều cho web app của các doanh nghiệp vì chỉ cần code một lần là có thể hoạt động mọi lúc mọi nơi. Đặc biệt còn tương thích cực tốt với các hệ điều hành phổ biến như Linux, Windows, Mac OS,…
Ngôn ngữ PHP
Nằm trong top 6 những ngôn ngữ lập trình được sử dụng nhiều nhất cho lĩnh vực thiết kế web, đặc biệt là ứng dụng web. PHP cung cấp cho người dùng khả năng nạp dữ liệu từ database một cách dễ dàng. Bên cạnh đó là cho phép nhúng trực tiếp vào HTML để phát triển và cải tiến web.
Ngôn ngữ Python
Không cần phải nói nhiều về Python nữa, vì ngôn ngữ lập trình web app này được xem là ngôn ngữ “quốc dân” của cộng đồng thiết kế web. Những lợi ích có thể kể đến của Python là tập lệnh đơn giản, liên kết database dễ dàng, thư viện tiêu chuẩn đồ sộ và khả năng tương thích tuyệt vời.
Ngôn ngữ Javascript
Bên cạnh những Java hay Python thì Javascript cũng được sử dụng rất nhiều trong việc thiết kế web app của nhiều doanh nghiệp. Lý do đơn giản là vì ngôn ngữ lập trình này hoạt động cùng với HTML và CSS với mục đích xây dựng và cung cấp các ứng dụng tương tác cho người dùng. Bên cạnh đó là khả năng tương thích tốt với nhiều hệ điều hành máy tính và trình duyệt phổ biến, giúp Javascript trở thành sự lựa chọn hàng đầu của nhiều doanh nghiệp.
Những lưu ý khi thiết kế và sử dụng web app
Bảo vệ thông tin khách hàng
Lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất của doanh nghiệp khi thiết kế web app đó là đảm bảo mọi thông tin và dữ liệu của khách hàng cần phải được bảo mật nghiêm ngặt. Nhất là đối với những thông tin liên quan đến vấn đề tiền nong như lịch sử giao dịch, phương thức thanh toán, số tiền được chi,…
Trách nhiệm pháp lý
Thông tin của khách hàng là một vấn đề nhạy cảm, do đó mỗi khi có vấn đề xảy ra với nó thì doanh nghiệp cần có trách nhiệm bảo vệ và giải quyết vấn đề một cách minh bạch nhất. Vừa tránh gặp rắc rối với các cơ quan chức năng vừa chiếm được lòng tin của khách hàng.
Lựa chọn đơn vị thiết kế web app uy tín
Lưu ý cuối cùng đó là phải lựa chọn dịch vụ thiết kế web app tại những đơn vị uy tín như công ty truyền thông TMS. Vì thành phẩm doanh nghiệp nhận được sẽ là một trang web có tích hợp những tính năng chuyên nghiệp, cao cấp. Đi cùng với đó là hệ thống bảo mật tiên tiến để có khả năng chống lại các cuộc tấn công mạng của tin tặc.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã mang đến cho các bạn những thông tin tổng quan nhất về web app để giúp bạn hiểu rõ và biết cách phân biệt với website. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!