Thương hiệu chính là vũ khí để các doanh nghiệp có thể khẳng định ưu thế của mình so với đối thủ trên thị trường kinh doanh đầy khốc liệt. Chính vì vậy, một chiến lược xây dựng thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc quảng cáo thương hiệu và nâng tầm vị thế của doanh nghiệp.
Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?
Chiến lược xây dựng thương hiệu là tổng hợp các chiến lược và kế hoạch marketing có mục đích thúc đẩy khả năng tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp. Không chỉ tiếp cận, thương hiệu của doanh nghiệp còn được khẳng định một chỗ đứng vững chắc của mình trong lòng khách hàng bằng việc tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh.
Nói cách khác, với chiến lược này, doanh nghiệp có thể định vị thương hiệu của mình một cách hiệu quả.
Định vị thương hiệu là gì?
Định vị thương hiệu là cách để một thương hiệu trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh bằng việc thực thi các chiến lược tiếp thị. Qua đó tạo ấn tượng tốt với khách hàng về thương hiệu của doanh nghiệp, để khi nhớ đến một từ khóa hay sản phẩm liên quan, khách hàng sẽ ngay lập tức gợi nhớ và liên kết đến thương hiệu.
Tầm quan trọng của định vị thương hiệu
Tại sao phải định vị thương hiệu?
- Thứ nhất, định vị thương hiệu giúp doanh nghiệp xác định đối thủ và xu hướng trên thị trường một cách dễ dàng, từ đó tạo được chiến lược xây dựng thương hiệu nhằm tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn.
- Thứ hai, tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường kinh doanh sẽ được mở rộng đáng kể, vì thương hiệu của doanh nghiệp đã tạo được một chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng.
- Thứ ba, định vị thương hiệu còn giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi. Cụ thể, doanh nghiệp có thể biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành của mình nhờ vào sự uy tín đã gây dựng được của doanh nghiệp.
Khi đã xác định được tầm quan trọng của công đoạn, bạn sẽ có cơ sở để thực hiện các bước định vị thương hiệu.
Cần làm gì để định vị thương hiệu?
Một quá trình định vị thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp bạn có một kế hoạch dài hạn và tầm nhìn xa, bên cạnh đó là thấu hiểu cách thức hoạt động của thị trường kinh doanh và mục đích đã đề ra của chiến lược xây dựng thương hiệu.
Biết khách hàng mục tiêu của mình là ai
Doanh nghiệp cần nhận diện được đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn nhất cho mình. Dựa trên các phân tích nhân khẩu học và lối sống của thị trường, doanh nghiệp có thể:
- Xác định khách hàng mục tiêu của mình là ai (độ tuổi, giới tính)
- Xác định nhu cầu và mong muốn của khách hàng (họ đang quan tâm đến điều gì, cần làm gì để giải quyết vấn đề của khách hàng,…)
Từ đây, lộ trình định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ trơn tru và hoạt động hiệu quả hơn.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Tại sao cần phân tích, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh?
- Hiểu rõ hơn về đối thủ lẫn doanh nghiệp mình, từ đó tìm ra những điểm mạnh của đối thủ và thiếu sót của doanh nghiệp mình để rồi có thể đưa ra những giải pháp, điều chỉnh phù hợp cho chiến lược xây dựng thương hiệu.
- Giúp doanh nghiệp bạn nắm bắt các cơ hội kinh doanh của thị trường và cả trong ngành.
- Từ việc khám phá được các điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, doanh nghiệp có thể khám phá được các thị trường ngách dành cho mình, mang lại cơ hội phát triển thương hiệu nhanh chóng và bền vững hơn.
Lựa chọn phương pháp định vị phù hợp
Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức định vị phù hợp để triển khai một cách hợp lý các công đoạn như cách ra mắt sản phẩm, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu,…Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng vị trí thương hiệu trong lòng khách hàng vì phương thức định vị mà doanh nghiệp lựa chọn đánh vào được cảm xúc của khách.
Như vậy thông qua bài viết này, Truyền thông TMS đã chia sẻ cho các bạn mục đích của một chiến lược xây dựng thương hiệu – định vị thương hiệu. Nếu các bạn còn bất kỳ mắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!