Lấn sân sang thị trường quốc tế là điều mà nhiều doanh nghiệp lớn hiện đang hướng đến. Tuy nhiên để lấn sân thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược Marketing quốc tế đúng đắn và hiệu quả. Tham khảo bài viết sau để có cái nhìn toàn diện hơn về Marketing quốc tế nhé.
Marketing quốc tế là gì?
Marketing quốc tế (tiếng anh là International Marketing, viết tắt là IMS) là quy trình khảo sát, nhận diện sản phẩm, dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài và tiến hàng cung cấp sản phẩm, dịch vụ đó ở đúng nơi, đúng giá. Nói cách khác, loại hình Marketing này áp dụng các nguyên tắc tiếp thị truyền thống nhưng hướng đến đáp ứng nhu cầu của khách hàng nước ngoài.
Có rất nhiều lí do khiến doanh nghiệp lớn với tiềm lực mạnh mẽ lập ra chiến lược IMS:
- Thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt và đang phân mảnh
- Khi thị trường mở cửa, doanh nghiệp không chỉ phải cạnh tranh với đối thủ trong nước mà còn phải đối đầu với đối thủ nước ngoài
- Một số doanh nghiệp có năng lực sản xuất cao sẽ hướng đến việc phát triển sản phẩm ở những thị trường mới, có tiềm năng hơn
- Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tạo điều kiện và thúc đẩy doanh nghiệp lớn lấn sân sang thị trường nước ngoài.
- Thời đại công nghệ phát triển, thế giới ngày càng “phẳng” dẫn đến việc đầu tư và mở rộng thị trường không còn quá nhiều rào cản
Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing quốc tế
Doanh nghiệp có thể tìm kiếm cơ hội mới ở thị trường nước ngoài, tuy nhiên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Vì vậy khi hoạch định chiến lược, cần tính đến những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chiến lược Marketing quốc tế của bạn.
Chính phủ
Chính phủ chi phối cơ cấu kinh tế quốc tế, đồng thời cũng là người đưa ra các chính sách, biện pháp ảnh hưởng đến đầu tư nước ngoài như: luật khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư, điều chỉnh lãi suất ngân hàng, luật đất đai,…
Trong quá trình nghiên cứu thị trường và hoạch định chiến lược Marketing quốc tế, doanh nghiệp phải tính đến những chính sách khuyến khích hoặc cản trở đầu tư của chính phủ thị trường mà mình hướng đến. Chính phủ nhiều quốc gia rất cởi mở trong việc tạo môi trường chào đón các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời chủ động tham gia vào các khối kinh tế – thương mại khu vực.
Trong một chiến lược phát triển thị trường nước ngoài, hãy chọn những thị trường mà chính phủ đóng vai trò tích cực trong hệ thống chiến lược Marketing quốc tế của bạn.
Môi trường cạnh tranh
Đặt chân đến thị trường quốc tế với các quy định, điều luật mới là thử thách lớn với nhiều doanh nghiệp. Bên cạnh đó họ còn phải đối mặt với sự đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh. Việc nghiên cứu đối thủ ở thị trường nước ngoài thường gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là những đối thủ có độ phủ sóng nhất định với thị trường trong nước của họ.
Ngoài đối thủ là doanh nghiệp cùng lĩnh vực, thị trường cạnh tranh còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược Marketing quốc tế của bạn, bao gồm: sự mặc cả giá của khách hàng hoặc nhà phân phối, sự cạnh tranh của những sản phẩm, dịch vụ thay thế có giá cả thấp hơn, sự bài xích của khách hàng, khả năng của nhà vận chuyển, sự khác biệt trong tiêu chí đánh giá sản phẩm,…
Công nghệ
Công nghệ phát triển ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực Marketing và kinh doanh. Sự xuất hiện và phát triển của Marketing Online giúp doanh nghiệp có thêm nhiều công cụ và cơ hội điều tra, tiếp cận với thị trường nước ngoài.
Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ cao còn giúp doanh nghiệp tối ưu và đơn giản hóa quy trình thâm nhập vào thị trường nước ngoài.
- Dễ dàng điều tra, khảo sát nhu cầu của khách hàng ở thị trường mục tiêu
- Dễ dàng nghiên cứu về đối thủ, xu hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
- Tối ưu hóa quy trình sản xuất sản phẩm, quản lý và vận chuyển sản phẩm
- Tạo nhiều cơ hội liên hệ và tìm kiếm nhà phân phối sản phẩm
- Dễ dàng tìm hiểu về những quy định, chính sách của chí phủ nước sở tại
- Giúp doanh nghiệp triển khai Marketing Online và tiếp cận khách hàng nước ngoài như bước demo trước khi tung sản phẩm ra thị trường
Thị trường
Trong chiến lược Marketing quốc tế, nghiên cứu thị trường mục tiêu là bước quan trọng không thể bỏ qua. Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định phân khúc thị trường mà mình hướng đến, đồng thời xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng thị trường mục tiêu như vị trí địa lí, đặc điểm văn hóa – xã hội, lối sống và tập tính tiêu dùng của người dân nước sở tại,…
Để phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài là việc yêu cầu sự đầu tư kỹ lưỡng không chỉ về vốn mà còn trong công đoạn nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược. Trên đây là 4 yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra các chiến lược Marketing quốc tế. Doanh nghiệp cần được tư vấn vui lòng liên hệ ngay với Truyền thông TMS nhé!