Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp chi tiết và hiệu quả nhất là gì?

Tái cấu trúc doanh nghiệp” là một từ khóa được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong nội bộ doanh nghiệp, từ đó giúp tình hình kinh doanh khả quan trở lại. Vậy định nghĩa và quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?  

Tái cấu trúc doanh nghiệp là hoạt động khảo sát, xem xét và đánh giá cấu trúc hiện tại của doanh nghiệp để đưa ra những chiến lược, giải pháp đổi mới mô hình cấu trúc nhằm mang lại một “bộ mặt” mới theo hướng tích cực cho doanh nghiệp.

Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Nói cách khác, hoạt động này sẽ giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của doanh nghiệp, đồng thời cải cách và đổi mới các bộ phận liên quan để hướng đến sự trở lại mạnh mẽ hơn trên thị trường kinh doanh.

Các loại chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp 

Chiến lược sáp nhập 

Đây là chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp thể hiện sự hợp nhất về mọi nguồn lực giữa 2 hay nhiều thực thể kinh doanh để thành lập một doanh nghiệp mới. Sự sáp nhập này được thực hiện thông qua trao đổi chứng khóa giữa công ty mua lại và công ty mục tiêu.

Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Chiến lược tách doanh nghiệp

Trái với chiến lược tái cấu trúc ở trên, chiến lược này chỉ sự phân tách một doanh nghiệp lớn thành 2 hay nhiều công ty nhỏ để hướng đến những mục tiêu mới trong kinh doanh.

Ví dụ: Thương hiệu Redmi đã tách ra khỏi công ty mẹ Xiaomi để trở thành một công ty con chuyên bán sản phẩm công nghệ giá rẻ. 

Chiến lược sáp nhập ngược 

Trong chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp này, các doanh nghiệp con sẽ tái sáp nhập với doanh nghiệp mẹ. Thường là vì tình hình kinh doanh không khả quan trước đó của doanh nghiệp con nên phải sáp nhập ngược để tránh những hậu quả trầm trọng hơn. 

Chiến lược thoái vốn 

“Thoái vốn” là cụm từ chỉ hoạt động bán hết mọi tài sản và cổ phần của các công ty con bởi doanh nghiệp mẹ. Thường là nhằm mục đích cải thiện tình hình kinh tế của doanh nghiệp mẹ.

Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Chiến lược tiếp quản/mua lại 

Ở chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp này, công ty A mua lại công ty B và công ty A sẽ nắm toàn quyền kiểm soát, cũng như được sử dụng mọi tài nguyên của công ty B. 

Chiến lược liên doanh

Hai hay nhiều doanh nghiệp sẽ liên doanh với nhau để hợp lực về nguồn nhân lực, tài chính, chiến lược để theo đuổi cùng một mục tiêu cụ thể. Đây là quan hệ hợp tác các bên cùng có lợi.

Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp  

Như bạn đã thấy ở phần trên, hiện nay có rất nhiều chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp được các doanh nghiệp áp dụng để cải thiện tình hình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, dù có khác nhau về cách vận hành nhưng về bản chất, những chiến lược trên đều được xây dựng dựa trên quy trình sau đây. 

Bước 1: Xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp 

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải nắm bắt một cách đầy đủ và chính xác nhất những vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp, xác định xem chúng ở bộ phận nào, phòng ban nào để xây dựng kế hoạch tái thiết kịp thời và hợp lý.

Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Kế hoạch tái cấu trúc có thể tùy theo tình hình của doanh nghiệp để tái thiết chỉ một phần hay toàn bộ doanh nghiệp. 

Bước 2: Lập bản kế hoạch tái cấu trúc chi tiết 

Bước đi quan trọng tiếp theo của quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp là gì? Đó là lập ra một bản kế hoạch chi tiết về những hoạt động tái cấu trúc để giải quyết nhanh những vấn đề được ưu tiên. Tất cả nhằm đảm bảo tiến độ của quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả. 

Bước 3: Xác lập phương thức tiếp cận

Sau khi đã lên được kế hoạch chi tiết thì doanh nghiệp cần xác định phương thức tiếp cận phù hợp để giúp quá trình tái cấu trúc diễn ra suôn sẻ, tránh tình trạng bị đình trệ. Đồng thời tạo ra sự rõ ràng trong việc thực hiện tái cấu trúc.

Tái cấu trúc doanh nghiệp
Tái cấu trúc doanh nghiệp

Bước 4: Triển khai kế hoạch  

Đến đây thì doanh nghiệp có thể bắt đầu triển khai kế hoạch của mình theo từng bước cụ thể thật cẩn thận. Sau khi hoàn thành mỗi bước thì cần phải thực hiện đánh giá mức độ hiệu quả của kế hoạch nhằm phát hiện rủi ro và đưa ra điều chỉnh phù hợp. 

Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã chia sẻ cho bạn quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp chi tiết và hiệu quả nhất. Chúc các bạn áp dụng thành công, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one