GIá trị thương hiệu ngày nay đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong mỗi chiến lược marketing và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Vậy chính xác giá trị thương hiệu là gì? Làm sao để xây dựng giá trị thương hiệu? Cùng truyền thông TMS tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Những điều cần biết về giá trị thương hiệu là gì?
Định nghĩa
Giá trị thương hiệu là gì? Đây là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ phổ biến trong giới kinh doanh – Brand Value để chỉ những giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ, từ đó khách sẵn sàng chi tiền để mua và sử dụng sản phẩm/dịch vụ để được hưởng những giá trị ấy.
Không ngoa khi nói rằng, giá trị thương hiệu chính là thước đo lợi nhuận của một doanh nghiệp. Giá trị càng cao thì doanh thu nhận về sẽ càng “khủng”.
Các yếu tố cấu thành giá trị thương hiệu
Các yếu tố của giá trị thương hiệu là gì và chúng ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu?
-
Cost-Based Brand Valuation
Muốn thành lập thương hiệu và xây dựng giá trị cho thương hiệu ấy thì cần phải có chi phí. Cost-Based Brand Valuation hay định giá dựa trên chi phí là yếu tố mà mọi doanh nghiệp cần phải cân nhắc trước khi xây dựng giá trị thương hiệu để đảm bảo mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ và đúng kế hoạch.
Những chi phí mà doanh nghiệp cần cân nhắc đó là:
-
- Chi phí quảng cáo
- Chi phí khuyến mãi
- Chi phí cấp phép và đăng ký
- Chi phí tổng chiến dịch của thương hiệu
-
Market-Based Brand Valuation
Trước khi muốn định giá cho sản phẩm/dịch vụ của mình thì doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để nắm được giá cả mà đối thủ cạnh tranh đưa ra cho sản phẩm của họ. Mục đích là nhằm định giá bằng với mặt bằng chung.
Nếu giá cao hơn đối thủ thì buộc giá trị mà sản phẩm của bạn đem lại phải tốt hơn sản phẩm của họ, tuy nhiên đây là cách định giá không an toàn đối với một thương hiệu mới thành lập. Vì vậy hãy định giá bằng hoặc rẻ hơn mặt bằng chung để thu hút khách hàng và từ từ xây dựng giá trị cho mình.
Cách xây dựng giá trị thương hiệu đơn giản nhất
Mỗi thương hiệu có một cách xây dựng giá trị thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều dựa trên một mô hình cơ bản để phát triển giá trị thương hiệu của mình, vậy cách cơ bản và đơn giản nhất để xây dựng giá trị thương hiệu là gì?
Bước 1: Thể hiện sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh
Nếu sản phẩm mới vừa được tung ra thị trường hoặc thương hiệu của doanh nghiệp bạn là một tân binh thì làm sao để trở nên nổi bật? Câu trả lời nằm ở việc thể hiện sự khác biệt giữa giá trị thương hiệu của bạn và đối thủ.
Khách hàng khi mua hàng không chỉ quan tâm đến công dụng của sản phẩm, mà còn là sự khác biệt, độc đáo từ những giá trị mà thương hiệu mang lại cho họ. Vậy cách để xây dựng sự khác biệt trong giá trị thương hiệu là gì?
- Xác định sản phẩm/ngành hàng độc nhất của thương hiệu.
- Lập chiến lược marketing để xây dựng hình ảnh và nâng tầm được sự khác biệt của sản phẩm/ngành hàng.
- Tìm hiểu kỹ insight khách hàng để có chiến lược tiếp thị phù hợp.
- Xây dựng thông điệp truyền thông hướng đến khách hàng mục tiêu.
- Quảng bá cho những thành tựu mà thương hiệu đã đạt được trong quá khứ.
Bước 2: Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Bước đi quan trọng thứ hai của cách xây dựng giá trị thương hiệu là gì? Đó chính là nâng cao trải nghiệm khách hàng để thương hiệu trở nên gần gũi và trở nên cần thiết với khách, lấy đó làm cơ sở để xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.
Bạn có một chiến lược quảng bá tốt cho sản phẩm, tuy nhiên trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm lại quá nghèo nàn thì mọi thời gian tiền bạc cho việc quảng bá đều thành công cốc.
Chính vì vậy hãy xây dựng chiến lược cải thiện trải nghiệm khách hàng dựa trên những tips sau đây:
- Xây dựng tầm nhìn về trải nghiệm khách hàng rõ ràng
- Nắm bắt được tâm lý của khách để có chiến lược kết nối cảm xúc với khách.
- Tiếp nhận mọi phản hồi của khách và giải quyết các vấn đề của khách thật nhanh chóng.
- Đo lường ROI từ việc mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
Bước 3: Cân bằng giá trị kỳ vọng và giá trị thực tế của thương hiệu
Khâu cuối cùng của quá trình xây dựng giá trị thương hiệu là gì? Đó là hãy cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm tích cực thông qua các sự kiện gặp mặt, quảng cáo để giúp khách hài lòng với sản phẩm khi được tiếp xúc thực tế, tránh tình trạng khách bị hụt hẫng và có cảm xúc tiêu cực.
Vậy sự kỳ vọng và hài lòng thực tế của khách hàng cụ thể như thế nào?
- Giá trị mong đợi cho sản phẩm < Giá trị hài lòng thực tế: Khách có ấn tượng tích cực về sản phẩm.
- Giá trị mong đợi cho sản phẩm = Giá trị hài lòng thực tế: Ấn tượng của khách về sản phẩm còn yếu.
- Giá trị mong đợi cho sản phẩm>Giá trị hài lòng thực tế: Khách có ấn tượng tiêu cực về sản phẩm.
Như vậy thông qua bài viết này, truyền thông TMS đã giúp các bạn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Giá trị thương hiệu là gì?”. Hy vọng các bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết này thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé!