Marketing trực tiếp là một loại hình tiếp thị quen thuộc và được sử dụng nhiều trong các hoạt động kinh doanh. Với marketing trực tiếp, doanh nghiệp có giúp sản phẩm/dịch vụ của mình tiếp cận khách hàng dễ dàng và tăng sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Vậy marketing trực tiếp gồm những hình thức nào và đặc điểm của loại hình tiếp thị này là gì? Hãy để Truyền thông TMS giúp các bạn giải đáp thông qua bài viết này nhé!
Các hình thức marketing trực tiếp phổ biến nhất hiện nay
Marketing trực tiếp có hình thức khác nhau từ cổ điển cho đến hiện đại và chúng đều đóng một vai trò quan trọng trong thành công chiến lược marketing. Vậy marketing trực tiếp gồm những hình thức nào?
Marketing trực tiếp qua thư (Direct mail)
Marketer sẽ gửi những bức thư chứa thông điệp về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến tay khách hàng thông qua đường bưu điện. Đây là một hình thức marketing cổ điển nhất và giờ đã không còn được sử dụng nhiều
Gửi email (Email marketing)
Hình thức này giúp doanh nghiệp nhanh chóng gửi thông tin về sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng và là một phần không thể thiếu của một chiến dịch marketing trực tiếp. Bên cạnh đó, việc gửi email cho khách hàng cũng giúp doanh nghiệp nắm bắt phản ứng của khách.
Marketing tận nhà (Door to door leaflet marketing)
Hình thức marketing trực tiếp này được sử dụng chủ yếu trong ngành thực phẩm tiêu dùng và có tính chất tập trung hoàn toàn theo vùng.
Quảng cáo phản hồi trực tiếp (Direct response television marketing)
Hình thức này được chia làm 2 loại:
- Hình thức dài hạn (long form): Khách hàng sẽ nhận được những tư vấn và mô tả về sản phẩm/dịch vụ một cách thật chi tiết trong vòng 30 phút.
- Hình thức ngắn hạn: Khách hàng gọi điện trực tiếp đến số điện thoại hoặc email hiện lên trên màn hình quảng cáo để đặt mua sản phẩm trong vòng 30 giây đến 1 phút.
Bán hàng qua điện thoại (Telemarketing)
Đây là hình thức marketing trực tiếp được nhiều doanh nghiệp ngày nay sử dụng, giúp doanh nghiệp tương tác và nói chuyện trực tiếp với khách hàng để trao đổi về sản phẩm/dịch vụ. Đồng thời doanh nghiệp có thể lưu lại số điện thoại của khách nhằm phục vụ cho hoạt động gửi tin nhắn tiếp thị sản phẩm sau này.
Phiếu giảm giá (Coupon)
Ở hình thức này, doanh nghiệp sẽ sử dụng các phương tiện truyền thông để thu thập thông tin phản hồi từ khách hàng, đổi lại khách sẽ nhận được phiếu giảm giá trừ trực tiếp vào giá sản phẩm hoặc miễn phí vận chuyển.
Phiếu khảo sát khách hàng trực tiếp
Với phiếu khảo sát khách hàng, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập thông tin liên lạc của khách, cũng như biết được phản ứng của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ để doanh nghiệp khắc phục những sai sót còn tồn đọng.
Bán hàng trực tiếp (Direct Selling)
Người mua sẽ đến trực tiếp đại lý phân phối sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp để tìm hiểu, trải nghiệm sản phẩm và giao dịch trực tiếp với nhân viên bán hàng.
Đặc điểm của marketing trực tiếp
Sau khi đã có câu trả lời cho câu hỏi “marketing trực tiếp gồm những hình thức nào?” thì doanh nghiệp cần hiểu rõ hơn về đặc điểm của loại hình tiếp thị này.
- Với marketing trực tiếp, doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động tiếp thị và giao dịch trực tiếp với khách hàng mà không cần phải qua bước trung gian.
- Việc thu thập các thông tin của khách hàng như email, số điện thoại, điện thoại,…cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm mới và các chương trình khuyến mãi đến với khách hàng.
- Hoạt động marketing trực tiếp thường đơn giản hóa các tương tác của người sử dụng. cụ thể, việc tương tác trực tiếp với khách hàng giúp doanh nghiệp nhận biết được thái độ, cảm nhận của khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ, cũng như khả năng khách hàng giới thiệu sản phẩm của mình đến với người khác.
- Hình thức marketing trực tiếp hiện hữu ở khắp mọi nơi và là một phần không thể thiếu của các chiến lược marketing. Doanh nghiệp và khách hàng sẽ thường tương tác với nhau qua các nhóm, trang cá nhân, điện thoại, email, Zalo,…
Ưu điểm của marketing trực tiếp
- Đưa sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tiếp cận khách hàng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Bên cạnh đó, hình thức này còn doanh nghiệp phân loại khách hàng ra từng nhóm dựa theo độ tuổi, địa lý, giới tính, sở thích,…để xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp với từng đối tượng.
- Doanh nghiệp có thể Thử nghiệm các nhóm khách hàng khác nhau để đo lường hiệu quả của các chiến lược truyền thông. Cũng như đo lường góp ý của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.
- Doanh nghiệp có thể xác định thời gian hợp lý để gửi email cho khách và có thể gửi cho nhiều khách một lần
- Ngoài ra, hình thức marketing trực tiếp còn đem lại hiệu quả truyền thông cao hơn so với các phương tiện khác.
Nhược điểm của marketing trực tiếp
- Khách hàng ngày nay rất bận rộn, do đó họ có xu hướng bỏ qua hoặc từ chối nhận thư marketing, email hoặc những cuộc điện thoại tư vấn từ phía doanh nghiệp vì cho rằng chúng phiền toái và mất thời gian.
- Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc xác thực thông tin khách hàng nếu không kiểm tra và cập nhật thường xuyên.
- Hình thức của email marketing cũng không hấp dẫn vì không được minh họa bằng hình ảnh và video.
Trên đây là lời giải đáp cụ thể và chính xác nhất của TMS Digital Marketing dành cho thắc mắc “marketing trực tiếp gồm những hình thức nào?” Nếu các bạn còn bất kỳ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kịp thời nhé!