Muốn xây dựng thương hiệu, bạn phải có cho mình bộ nhận diện, tệp khách hàng trung thành và những sản phẩm chủ lực đặc trưng. Nếu thương hiệu của bạn chưa đạt độ phủ sóng như mong đợi, đó là lúc nên nhờ đến dịch vụ tư vấn thương hiệu từ các Agency chuyên nghiệp.
Khi nào bạn cần tư vấn thương hiệu?
Khi xây dựng thương hiệu, chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn với hàng trăm vấn đề và bài toán hóc búa. Đứng ở cương vị là một công ty có thương hiệu, bạn sẽ khó có được cái nhìn bao quát về những hạn chế, vướng mắc mà mình mắc phải.
Nếu đang gặp tình trạng sau, chắc chắn doanh nghiệp bạn đang cần đến dịch vụ tư vấn thương hiệu:
- Khó khăn bởi thị trường bão hòa, các sản phẩm chủ chốt đến thời kì bão hòa và suy thoái, không còn khả năng cạnh tranh với đối thủ.
- Khó tạo ra sự khác biệt, gặp cản trở trong việc phát triển sản phẩm đặc trưng, nổi bật so với thị trường nhằm thu hút khách hàng.
- Khả năng cạnh tranh giảm dần: Có thể bạn sẽ nhận ra khả năng cạnh tranh của mình đang suy giảm, nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp khắc phục
- Khách hàng trung thành đang giảm dần, tỷ lệ khách hàng quay lại mua hàng giảm
Dịch vụ tư vấn thương hiệu có thể làm gì để giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề trên.
Chúng tôi giúp gì cho bạn?
Nếu chính doanh nghiệp – người hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của mình cũng không có giải pháp cho việc phát triển thương hiệu, làm cách nào chuyên gia Marketing có thể giải quyết vấn đề này?
Hãy cùng xem cách chúng tôi tư vấn thương hiệu cho doanh nghiệp lớn nhỏ nhé!
Nghiên cứu về thương hiệu doanh nghiệp
Chúng tôi tin rằng việc thấu hiểu khách hàng – những doanh nghiệp đang tìm cách đưa thương hiệu của mình đi lên là bước quan trọng trong quy trình tư vấn thương hiệu. Thông qua việc thu thập thông tin và nghiên cứu về công ty của bạn, chuyên gia mới dựa vào đó để đưa ra đề xuất và lập kế hoạch một cách chi tiết, bài bản.
- Ngành nghề kinh doanh của bạn là gì, thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn có đặc điểm gì?
- Thương hiệu của bạn hứa hẹn đem lại giá trị gì cho khách hàng?
- Đối thủ của bạn là ai? Vì sao bạn xác định họ là đối thủ của mình?
- Tư vấn thương hiệu yêu cầu hiểu rõ về sản phẩm doanh nghiệp, chúng tôi cũng cần biết về ưu nhược điểm, tính năng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
- Bạn đã có chiến lược tiếp thị đúng đắn? Nó có hiệu quả không?
- Website của bạn hoạt động ra sao? Bạn có chọn đúng kênh và hình thức tiếp thị?
- Bạn theo dõi ROI và đánh giá KPI của các nỗ lực tiếp thị như thế nào?
Sau khi tìm hiểu những điều cơ bản trên, chuyên gia tư vấn thương hiệu bắt tay vào nghiên cứu sâu hơn những yếu tố ảnh hưởng đến độ phổ biến của thương hiệu bạn. Chuyên môn của chúng tôi là nghiên cứu về thương hiệu và Marketing, chúng tôi đầu tư toàn bộ thời gian vào những lĩnh vực này, vì vậy kết quả nghiên cứu thường toàn diện và chạm đến những vấn đề cốt lõi.
Khảo sát mức độ phổ biến của doanh nghiệp
Ở giai đoạn này, chuyên gia tư vấn thương hiệu tiến hành khảo sát thương hiệu và phân tích đối tượng bằng những công cụ trực tuyến. Việc khảo sát này giúp chuyên gia của TMS hình thành chiến lược tiếp thị và kinh doanh hiệu quả cho bạn đồng thời đảm bảo mọi dự án đều được thiết lập dựa trên chiến lược này.
Các hoạt động khảo sát hướng đến 2 đối tượng lớn là khách hàng, người tiêu dùng và nhân sự trong công ty. Chúng tôi cần thu thập ý kiến và đánh giá thương hiệu bạn dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
TMS xem xét mức độ hiệu quả của các hoạt động tiếp thị thông qua những công cụ Marketing trực tuyến, đánh giá hiệu quả truyền thông trên các mạng xã hội, thứ hạng của website trên công cụ tiềm kiếm,…
Sau khi khảo sát, chuyên gia tư vấn thương hiệu gửi đến bạn bảng tổng kết chi tiết những phát hiện và nhận định chính của chúng tôi, cụ thể là về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phủ sóng của thương hiệu và điều làm nên sự khác biệt của bạn. Đi kèm với tài liệu này là những đề xuất phù hợp và chiến lược cải thiện vị trí của thương hiệu.
Hãy để dịch vụ tư vấn thương hiệu Truyền thông TMS đồng hành cùng bạn. Cùng chúng tôi nhìn nhận và suy nghĩ khác đi, để đưa thương hiệu của bạn ngày một vươn xa, phát triển bền vững hơn.
Xem thêm:
Top 7 ví dụ về định vị thương hiệu điển hình nhất